Đêm 13-8-1945, bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban ra. Từ Tân Trào, Đại hội Quốc dân Việt Nam truyền đi thư kêu gọi 'Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...'.
Những ngày tháng Tám của 79 năm trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng Khởi nghĩa đã được truyền đi khắp cả nước. Hơn 20 triệu người Việt Nam đã đứng lên làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Thắng lợi đó đã để lại nhiều bài học trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, có bài học về sự lãnh đạo của Ðảng; đặc biệt là tinh thần đoàn kết toàn dân.
Trải qua 99 năm, nền báo chí cách mạng Việt Nam - Nền báo chí do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, không ngừng trưởng thành về mọi mặt, là lực lượng nòng cốt, tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.Với bề dày truyền thống 99 năm, những người làm báo Việt Nam có quyền tự hào về sự lớn mạnh của nền báo chí cách mạng nước nhà, với hệ thống các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh - truyền hình rộng khắp cả nước, gồm 127 báo và 670 tạp chí; 72 đài phát thanh, truyền hình; 41 nghìn người đang hoạt động báo chí, trong đó có hơn 19,300 nghìn người được cấp thẻ nhà báo. NGUYỄN VÂN THIÊNGTIN, BÀI LIÊN QUAN:
Sức mạnh của lòng dân và tinh thần đoàn kết đã làm nên thắng lợi vĩ đại Cách mạng tháng Tám và tiếp tục đưa Việt Nam vượt qua khó khăn, lập nhiều kỳ tích mới trong công cuộc phát triển và dựng xây đất nước.
Kể từ mùa thu cách mạng năm xưa, cuộc sống của người dân vùng chiến khu xưa đã có nhiều thay đổi, cái nghèo từng bước được đẩy lùi, ấm no ùa về dưới ánh sáng soi đường của Đảng.
76 năm trôi qua nhưng tinh thần và ý chí quật cường cùng những bài học lớn từ Cách mạng Tháng Tám tiếp tục soi đường, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành những thắng lợi to lớn.
'Tuyên Quang, địa danh thân thiết, thiêng liêng gắn với những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng Việt Nam. Với 443 di tích lịch sử cách mạng tập trung chủ yếu ở hai thời kỳ: Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang 'nằm trong hệ thống di tích lịch sử cách mạng quan trọng bậc nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20'.
Trong trang sử dựng nước và giữ nước, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những mốc son chói lọi, một bước ngoặt vĩ đại của dân tộc. Như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ rõ, thành công của Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 đã để lại nhiều bài học lớn, luôn có giá trị thời sự.
'Không có sách chúng tôi làm ra sách/Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình' (Hữu Thỉnh), đó là tuyên ngôn một thời của thế hệ cầm bút tham gia kháng chiến. Thi ca xứ Tuyên cùng với sứ mệnh thiêng liêng của mình đã đồng hành cùng lịch sử để có những vần thơ đi cùng năm tháng.
Khi bắt tay xây dựng nông thôn mới, Tuyên Quang gặp không ít khó khăn do hình thức tổ chức sản xuất, nguồn lực còn hạn chế. Tuy nhiên, với khát vọng vươn xa, nỗ lực khắc phục khó khăn, nông thôn mới vùng quê cách mạng đang hiện hữu. Từ Tân Trào (Sơn Dương) lịch sử đến những vùng đặc biệt khó khăn như Hồng Thái (Na Hang) đều sôi động tinh thần xây dựng nông thôn mới. Hết năm 2018, toàn tỉnh có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2019 có thêm 6 xã, phấn đấu đến năm 2020 có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.