Để xây dựng môi trường học tập an toàn cho HS, các trường ở Hà Nội chủ động nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, duy trì hiệu quả y tế học đường.
Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm vừa tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024.
Sáng 4/11, Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, trong đó có hình thức phiên tòa giả định.
Sau khi Báo Đại Đoàn Kết đăng loạt bài 5 kỳ 'Tuyển sinh lớp 10: Đảm bảo đầu vào và nâng chất đầu ra' (từ số 295 đến số 299) đã có nhiều ý kiến phản hồi, góp ý về kỳ thi vào lớp 10 với những thay đổi phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tham vấn tâm lý học đường, thầy cô cần đồng hành để lắng nghe tâm sự và chia sẻ của trò hơn là ra lệnh.
Trao quyền chủ động tuyển dụng GV cho cơ quan quản lý GD các địa phương sẽ giúp nhà trường đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, đội ngũ giảng dạy.
Sau hơn 10 ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra thông tin về Dự thảo phương án thi vào lớp 10 trong đó có việc bốc thăm môn thi thứ 3. Các chuyên gia nhận định rằng đây là một phương án có thể triển khai tuy nhiên cần thực hiện một cách căn cơ.
Dù đã trải qua nhiều vòng thẩm định bởi hội đồng chuyên môn nhưng một số ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt cấp tiểu học vẫn nhận được những ý kiến tranh luận. Với môn Ngữ văn, sử dụng ngữ liệu ngoài SGK trong đề kiểm tra đòi hỏi giáo viên cần hết sức cẩn trọng.
Gần đây, một số địa phương đã triển khai hoặc đang lấy ý kiến cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy. Với Hà Nội, việc dừng dạy học chính khóa ngày thứ Bảy chưa được nhiều trường áp dụng.
Bộ GD&ĐT vừa lấy ý kiến các địa phương về việc tổ chức 3 môn thi tuyển sinh lớp 10 THPT trong đó môn thi thứ ba là môn bốc thăm nhằm tránh học lệch, học tủ gây ra nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng cần tính toán, cân nhắc kỹ phương án tuyển sinh phù hợp. Trên thực tế, thi phương thức nào, học sinh cũng sẽ học thêm.
Sự việc nam sinh dự thi Đường lên đỉnh Olympia phát ngôn thiếu chuẩn mực đã gây xôn xao dư luận.
Chiều 16/9, nhiều đoàn công tác của quận Hoàn Kiếm do các Phó Chủ tịch UBND quận dẫn đầu đã đến tặng quà các em thiếu nhi và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 2 phường Chương Dương và Phúc Tân.
Cùng với chính quyền, ngành Giáo dục các địa phương đang đẩy nhanh khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra để các trường học sớm ổn định dạy - học.
Ngày 11/9, Hà Nội có 157 trường không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng nặng nề của mưa bão. Đa số các trường đều chuyển sang học trực tuyến.
Trước tình hình khẩn cấp nước sông dâng cao do hoàn lưu sau bão số 3, nhiều trường học Hà Nội đã chủ động các phương án bảo vệ cơ sở vật chất, sẵn sàng đón nhân dân trên địa bàn vào trú tránh ngập lụt tại trường.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị chủ động rà soát, kiểm tra các công trình, cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập.
Các trường học Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào ngày 9/9.
Các trường học Hà Nội đã chủ động các phương án bảo vệ cơ sở vật chất, sẵn sàng đón nhân dân trên địa bàn vào trú tránh siêu bão Yagi.
Khi chuyển từ cấp Tiểu học lên lớp 6, các em học sinh rất cần nhận được tư vấn, định hướng từ thầy cô, sự đồng hành từ các bậc cha mẹ.
Vừa qua, vòng Chung kết English Olympics of Vietnam (EOV) 2024 diễn ra tại ĐH Ngoại thương, thu hút đông đảo thí sinh tài năng trên toàn quốc tham gia tranh tài.
Sáng 8/6, hơn 100 nghìn thí sinh tại Hà Nội bắt đầu kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 với môn Ngữ văn.
Hơn 106.000 học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục thi vào lớp 10.
Mặc dù có chủ trương phân luồng, hướng nghiệp học sinh ngay sau khi hết bậc THCS nhưng nhiều năm nay, các trường học vẫn loay hoay, chưa hiệu quả.
Sau khi cuộc thi Giấc mơ xanh về bảo vệ môi trường do Báo Tiền Phong tổ chức được phát động, 100% học sinh Trường THCS Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tích cực tham gia.
Theo phương án cải cách tiền lương từ 1/7, dự kiến lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo vẫn còn băn khoăn, lo lắng.
Từ cuối tháng 5 trở đi, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2024 trên các tỉnh, thành cả nước chính thức diễn ra. Thời điểm này, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều đang rốt ráo làm tốt việc hướng dẫn, hỗ trợ học sinh đăng ký nguyện vọng, ôn thi và cả vượt qua trở ngại nếu kết quả thi không như kỳ vọng.
Thời điểm này, hầu hết các trường THCS ở khắp các tỉnh, thành phố đang tăng tốc ôn luyện các môn cho học sinh thi tuyển vào lớp 10 THPT. Tại Hà Nội, ngoại ngữ là một trong 3 bài thi bắt buộc để lấy điểm tuyển sinh.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm GD thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi vào lớp 10. Nhiều học sinh, phụ huynh không khỏi lo lắng và cảm thấy áp lực. Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 hệ thống lại các kiến thức để chuẩn bi tốt nhất cho kỳ thi, một số trường THCS bố trí các tiết học bổ trợ miễn phí, không bị bó buộc về thời gian.
Với việc ban hành Nghị định 35 sẽ tạo cơ hội, điều kiện để nhiều nhà giáo có thể vinh dự được xét danh hiệu NGND, NGƯT...
Ngày 12/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức Ngày hội sách năm 2024 với chủ đề 'Thắp lửa tri thức - kiến tạo tương lai'.
Giáo viên, hiệu trưởng các trường THCS tại Hà Nội lưu ý, khi lựa chọn nguyện vọng vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, học sinh nên nghe theo gợi ý, hướng dẫn của thầy cô, tránh chuyện chọn sai, trượt tất cả các trường cùng lúc.
Chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiều trường tại Hà Nội tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Các nhà xuất bản đã giới thiệu sách giáo khoa mới lớp 5, lớp 9, lớp 12 cho năm học 2024-2025 tới giáo viên, trường học. Năm học tới là năm đầu tiên, giáo viên được trả lại quyền chọn bộ sách để dạy học trong bối cảnh thực hiện một chương trình nhiều sách giáo khoa (SGK).
Nếu như trước đây, trò chơi dân gian thường chỉ được đưa vào trường học trong các dịp Tết hay lễ hội thì nay đã trở thành hoạt động thường xuyên tại nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô, giúp gia tăng sự kết nối giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với lớp, với trường. Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Theo kế hoạch, tháng 3/2024, Hà Nội sẽ công bố phương án kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2024 – 2025. Thời điểm hiện tại, sức nóng của kỳ thi khiến phụ huynh, học sinh lứa 2009 đứng ngồi không yên. Giải pháp nào tháo gỡ tình trạng này?
Ngay từ buổi học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, thầy cô quan tâm trò chuyện cùng học trò để tháo gỡ những khó khăn khi bắt nhịp lại việc học.
Qua hội chợ xuân, học sinh được trải nghiệm và thêm quý trọng sức lao động của người nông dân khi làm ra hạt gạo để tạo nên những chiếc bánh Chưng.
Những tà áo dài đầy màu sắc khiến không khí tại các trường học trở nên vô cùng ấm áp những ngày sát tết nguyên đán Giáp Thìn 2024
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chiều 27/1/2024, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ quận Hoàn Kiếm tới thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó, vươn lên trong học tập.
Để đổi mới hình thức họp phụ huynh, nhiều nhà trường đã sáng tạo để học sinh và cha mẹ cùng tham gia với nhiều hoạt động sôi nổi.
Bài vở, điểm số luôn là gánh nặng với mỗi học sinh vì thế chương trình giáo dục phổ thông mới có 1 tuần chuyển tiếp từ học kỳ một sang học kỳ 2. Không sách vở, không đồng phục, các em được trải nghiệm với nhiều hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau. Qua đó không chỉ giúp học sinh mà cả giáo viên giải tỏa áp lực của học kỹ cũ và nạp năng lượng cho học kỳ mới.
Để nắm bắt tâm tư, tình cảm cũng như tháo gỡ những hoang mang, bối rối của học sinh trong học tập, cuộc sống, một số trường học tại Hà Nội tổ chức đối thoại giữa hiệu trưởng và học trò. Ở đó, học trò được hỏi thẳng, trả lời thật từ chuyện yêu đến chuyện học.
Trò chơi dân gian, với sự đa dạng, tính tương tác cao đã được ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TP Hà Nội đưa vào trường học. Đây không chỉ là bước đổi mới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Thủ đô mà còn là cơ hội để học sinh kết nối với di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Mục tiêu của cuộc đối thoại nhằm tìm ra các giải pháp cụ thể để xây dựng nhà trường an toàn, hướng tới mô hình trường học hạnh phúc.
Ngày 12/1, Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức cuộc thi lập trình Robot Enjoy AI thu hút đông đảo học sinh tham gia.
Thấy được lợi ích của BHYT, nhiều năm qua, Trường THCS Chương Dương đều mua từ 12-15 suất BHYT cho HS có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện đóng.