Việc Bộ GD&ĐT đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, từ mầm non đến đại học, chi phí dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Bất chấp mưa lớn, nắng nóng, 5.000 thanh niên tình nguyện Thủ đô đã có mặt ở các điểm thi từ sớm để hỗ trợ thí sinh. 'Hãy tự tin - chúng tôi đi cùng bạn' là thông điệp thanh niên tình nguyện gửi đến các thí sinh.
Liên tiếp trong những ngày qua, các đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 huyện Phú Xuyên (TP Hà Nội) đã đi kiểm tra các điểm thi trên toàn địa bàn.
Các giáo viên đều nhận định, đề thi Ngữ văn có cấu trúc ổn định, các câu hỏi tương đối cơ bản. Tuy nhiên, để đạt điểm cao phải là những thí sinh thực sự có kỹ năng, có sự linh hoạt.
Kỳ thi tốt nghiệp năm 2024 là kỳ thi cuối cùng của chương trình giáo dục năm 2006. Từ năm sau thí sinh sẽ thi theo chương trình mới với nhiều thay đổi nên việc phòng, chống gian lận thi cử trong năm nay càng được đặt ra quyết liệt. Để đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc, chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lưu ý nhiều nội dung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc bảo đảm quy chế thi, bảo mật đề thi..., tránh gian lận khi làm bài.
Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.
Tại chương trình 'Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế', hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Tại chương trình 'Đối thoại tư vấn hướng nghiệp khối ngành Luật - Kinh tế', hơn 1.000 học sinh được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích về tuyển sinh.
Tại chương trình 'Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế', do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp Trường đại học Thành Đô và các đơn vị tổ chức sáng 20/4 tại Trường THPT Đồng Quan (Phú Xuyên, Hà Nội), hơn 1.000 học sinh được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề.
Ngày 12-4, UBND huyện Phú Xuyên, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh huyện tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức quốc phòng và an ninh đối với học sinh các trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn...
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức thành công 2 kỳ khảo sát năm học 2023 – 2024 đối với học sinh lớp 11 và lớp 12 trên toàn thành phố. Kỳ khảo sát mang tính chất tập dượt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT này không chỉ có ý nghĩa với học sinh mà còn với cả giáo viên.
Khoảng 113.000 học sinh lớp 12 thành phố Hà Nội sẽ làm bài kiểm tra khảo sát để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Nhiều trường THPT ở Hà Nội có điểm tuyển sinh đầu vào lớp 10 không cao đang thực hiện nhiều giải pháp để có thể nâng cao chất lượng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm, kêu gọi sự vào cuộc đồng hành của phụ huynh học sinh… là những giải pháp được các nhà trường đưa ra để góp phần nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Chiều 25/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá chất lượng kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2023, kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thông qua Hội nghị, các nhà trường đã cùng nhìn nhận lại những ưu điểm, hạn chế của kỳ thi trước, từ đó thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm nâng chất lượng ôn tập phù hợp với đơn vị mình.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc mở rộng đối tượng xét chức danh nghề nghiệp giáo viên. Tuy nhiên, một số thầy cô cho rằng, quy định vẫn chưa công bằng.
Liên quan đến thăng hạng giáo viên năm 2023, Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có thông báo bổ sung thêm đối tượng giáo viên được nộp hồ sơ thay vì chỉ ưu tiên cho giáo viên cốt cán.
Nhiều giáo viên cho biết, sau khi Sở Nội vụ Hà Nội ra công văn về việc xét thăng hạng giáo viên, nhiều trường chỉ thu hồ sơ của các giáo viên cốt cán trở lên mà không nhận hồ sơ của các giáo viên không phải cốt cán và lãnh đạo dù các giáo viên này đủ điều kiện dự thăng hạng theo quy định tại các nghị định của Chính phủ và các thông tư của Bộ chuyên ngành.
Bên cạnh niềm vui nguyện vọng xét thăng hạng được đáp ứng, nhiều thầy cô vẫn băn khoăn về những quy định trong văn bản của Sở Nội vụ Hà Nội.
Sở Nội vụ Hà Nội vừa có thay đổi phương thức thi tuyển để thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo.
Thời điểm này, học sinh và giáo viên trên cả nước đều mong chờ Bộ GD&ĐT sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 để có lộ trình ôn tập phù hợp. Tuy nhiên, một trong những vấn đề còn gây tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau đó là số lượng các môn thi bắt buộc trong kỳ thi này.
Trước thông tin Bộ GD&ĐT dự kiến trao lại công việc lựa chọn sách giáo khoa về cho hội đồng của cơ sở giáo dục (nhà trường), các giáo viên nói gì về điều này?
Sau khi lấy ý kiến về 2 phương án thi tốt nghiệp năm 2025 gồm 3 môn bắt buộc hoặc 4 môn bắt buộc và mới đây bổ sung thêm phương án 2 môn bắt buộc, nhiều giáo viên Lịch sử đã lên tiếng vì môn sử có khả năng không thi bắt buộc như 1 số môn học khác. Theo các giáo viên, đây có thể là việc chưa thỏa đáng.
Nhiều trường học yêu cầu học sinh học môn Thể dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện nhưng chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng sức khỏe của từng học sinh. Học sinh dù khỏe hay yếu vẫn phải tập cùng một chương trình thể dục và phải đúng thời khóa biểu.
Chiều 18-9, Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú Xuyên phối hợp Huyện đoàn Phú Xuyên tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề 'Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên huyện Phú Xuyên'.
Dư luận đang rất quan tâm đến việc Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, nâng ngạch công chức, sẽ giảm được áp lực đáng kể cho đội ngũ công chức, viên chức.
Dù làm sai quy định khi không nhận hồ sơ thăng hạng của giáo viên nhưng đến nay, các phòng Nội vụ của Hà Nội vẫn chưa khắc phục việc này.
Dù ngày khai giảng năm học mới đang đến gần nhưng hơn 4000 giáo viên ở Hà Nội vẫn lo lắng vì có phải tham dự kỳ thi thăng hạng hay không.
Nhiều thầy cô bày tỏ vui mừng trước thông tin Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Liên quan tới băn khoăn của hàng ngàn giáo viên về việc liệu có được bỏ thi thăng hạng CDNN, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên.
Trước thông tin Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trong đó có giáo viên. Tâm trạng của các thầy cô khi nhận được thông tin này thế nào?
4.168 giáo viên Hà Nội đã gửi tâm thư tới Giám đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội Trần Đình Cảnh đề nghị được bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, Bộ Nội vụ đang xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ban, ngành sửa đổi Nghị định theo hướng xét thăng hạng, bỏ thi. Tuy nhiên, do chưa có văn bản sửa đổi nên hiện nay Nghị định 115/2020/NĐ-CP vẫn đang còn hiệu lực thi hành.
Tin từ Sở Nội vụ Hà Nội, hiện chưa có quy định bỏ thi thăng hạng giáo viên...
Sau khi đại diện Sở Nội vụ Hà Nội thông tin dự kiến tháng 10 sẽ xây dựng đề án về việc thi hay xét thăng hạng, nhiều giáo viên cho rằng việc lo ôn thi trong mấy tháng này sẽ ảnh hưởng đến tập trung nghiên cứu SGK mới, xây dựng bài giảng… khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu.
Liên quan đến việc giáo viên đề nghị bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp thu hút sự quan tâm của nhiều người, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Đề xuất của giáo viên là có căn cứ.
Đại diện Sở Nội vụ Hà Nội cho biết đã nhận được tâm thư của gần 2.500 giáo viên Hà Nội bày tỏ mong muốn bỏ việc phải thi mới được xét thăng hạng, tăng lương.
Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đề xuất của giáo viên về việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp là có căn cứ.
Sau khi Bộ GD&ĐT nhất trí về việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bên cạnh niềm vui khi những tâm tư của mình đã được Bộ GD&ĐT quan tâm thì nhiều giáo viên vẫn còn những băn khoăn và lo lắng.
Dù đạt chuẩn trình độ đào tạo và hàng chục năm đứng trên bục giảng nhưng nhiều giáo viên vẫn lo ngại mất cơ hội tăng lương vì một số quy định trong vấn đề thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Chiều 4/8, Bộ GD&ĐT đã giải đáp một số vấn đề về quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, trong đó có đề xuất bỏ thi thăng hạng của giáo viên.
Nhiều giáo viên cho rằng thăng hạng chức danh nghề nghiệp là một sự đãi ngộ, ghi nhận và khuyến khích về những thành tích, cống hiến của giáo viên; nếu tổ chức thi tuyển sẽ có nhiều bất công
Thực hiện quy định theo Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT, nhiều địa phương tiến hành các bước xét thăng hạng cho nhà giáo.
Cho rằng việc thi thăng hạng có nhiều bất cập, gần 2.500 giáo viên ở Hà Nội viết tâm thư, kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội bỏ kỳ thi này.
Nhiều giáo viên tại Hà Nội cho rằng kỳ thi thăng hạng giáo viên mang nặng tính hình thức, tốn kém nhưng lại không đánh giá được thực chất năng lực của giáo viên.
Gần 2.500 giáo viên Hà Nội viết tâm thư gửi tới Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ và UBND TP. Hà Nội kiến nghị bỏ quy định thi thăng hạng, chỉ xét thăng hạng nhằm giảm bớt gánh nặng cho giáo viên.