Mức lãi suất vay niêm yết hay thể hiện trên hợp đồng tín dụng trong năm đầu nhìn thì thấy thấp nhưng nếu tính cả chi phí phải bỏ ra để mua bảo hiểm nhân thọ thì cao hơn nhiều…Cùng với các giải pháp kéo giảm lãi suất trở lại, các cơ chế, chính sách ngăn chặn những khoản chi phí đi kèm với khoản vay cần được thực thi nghiêm túc để hỗ trợ khách hàng, mà trong đó có việc ép khách hàng mua BHNT khi vay vốn.Ngoại trừ những khoản vay tín chấp với giá trị nhỏ (nhưng thường lại không bị ép mua BHNT), thì các khoản vay thế chấp rõ ràng có thể mang tài sản bảo đảm ra xử lý khi có rủi ro xảy ra, liệu có cần thiết phải mua BHNT?
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán trái phiếu doanh nghiệp; giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước; người Việt chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu iPhone... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.
Tại Hội nghị về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023TT-NHNN, 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đã đồng thuận cao về chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về việc giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới.
Lãnh đạo các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Agribank, MB, Techcombank, Standard Chartered Việt Nam... nêu quan điểm về các chính sách giảm lãi suất, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng phát triển nhà ở xã hội...
Trong khi mặt bằng chung đang ở mức 9-10%, có những ngân hàng để lãi suất cho vay 'vống' lên 14%. Do đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra thời hạn một tuần để ngân hàng có mức lãi suất 'vượt trội' phải báo cáo thực trạng và lý do.
Lãi suất giảm, thị trường bất động sản được 'khơi thông', bơm thanh khoản cho các ngân hàng... là những chính sách đã được Ngân hàng Nhà nước triển khai nhằm tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, song cầu tín dụng vẫn yếu dẫn tới tăng trưởng tín dụng thấp.
Ban hành kịp thời, phản ứng rất nhanh đáp ứng mong muốn của thị trường, điều chỉnh nhỏ nhưng rất ấn tượng... Đây là những đánh giá tích cực dành cho Ngân hàng Nhà nước liên quan đến Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ.
Lãnh đạo các ngân hàng lớn khẳng định ngân hàng đang dồi dào tiền, sẵn sàng cho vay với mức lãi suất thấp hơn so với cuối năm 2022.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng triển khai nhiều chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh
Bên cạnh khó khăn do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế suy giảm, nguyên nhân chủ quan còn đến từ các ngân hàng, nhất là sau sự việc tại SCB.
Tình trạng một số ngân hàng tiếp tục giữ lãi suất cho vay cao, trội hẳn so với mặt bằng chung, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào rất lớn là vấn đề Phó thống đốc thấy 'khó hiểu'.
Phó thống đốc Đào Minh Tú nói, mặt bằng lãi suất dù đã giảm nhưng vẫn có những ngân hàng có mức lãi suất cho vay bình quân cao bất thường. Đề nghị cơ quan thanh tra giám sát theo dõi chặt tình hình lãi suất của các ngân hàng.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng đến thời điểm này chỉ bằng 1/3 năm ngoái, dù NHNN đã sử dụng tất cả những công cụ chính sách có thể để tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng tối thiểu 50% trong năm 2023 và 100% trong năm 2024, đồng thời, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và ban hành quy định nội bộ để hướng dẫn thống nhất triển khai.
Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã họp để triển khai các giải pháp thực hiện Thông tư 02/2023TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho một số đối tượng khách hàng.