Chậm hoàn hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế VAT, doanh nghiệp khó càng khó

Việc bị 'treo' cả nghìn tỷ đồng hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) trong thời gian dài khiến nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm các ngành như gỗ, sắn, cao su... bị kiệt quệ, thiếu vốn, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Nhiều doanh nghiệp đang phải đi vay trong khi tiền hoàn thuế tồn đọng lớn, thậm chí 3 năm chưa được giải quyết hoàn, vì vậy doanh nghiệp mong muốn Tổng cục Thuế cần nhanh chóng tháo gỡ bất cập này.

Khó chồng khó, doanh nghiệp 'ngóng' được hoàn thuế VAT

Đơn hàng suy giảm, chi phí đầu vào gia tăng, cộng với khó khăn trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đã khiến một số doanh nghiệp (DN) phải dừng xuất khẩu hoặc hoạt động cầm chừng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nhiều DN sẽ phải đóng cửa.

Doanh nghiệp gỗ vẫn khó khăn trong hoàn thuế

Tổng cục Thuế cho biết, chỉ còn 199 hồ sơ của các doanh nghiệp gỗ chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm 4,18% trong tổng số doanh nghiệp đã được hoàn. Tuy nhiên, điều đáng nói là có những doanh nghiệp không nộp được hồ sơ, mong gì đến chuyện được hoàn thuế.

Chậm hoàn thuế, nhiều doanh nghiệp sẽ phải tuyên bố phá sản

Quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) hiện đang kéo rất dài và không có thời hạn cụ thể khiến doanh nghiệp bị động, số tiền chờ hoàn thuế lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nếu còn kéo dài, nhiều doanh nghiệp sẽ phải tuyên bố phá sản.

Nhiều công trình điện mặt trời tại Đắk Lắk vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng

Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra đối với các công trình điện mặt trời mái nhà lắp đặt trên trang trại, khẳng định Công ty Điện lực Đắk Lắk và các cấp chính quyền địa phương đã buông lỏng quản lý để người dân lách luật xây dựng công trình điện mặt trời lắp đặt trên trang trại đất nông nghiệp vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, và đây là một nguyên nhân dẫn đến quá tải cho hệ thống điện quốc gia, buộc Nhà nước phải giảm áp, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Bài 2: Các F1, F2 trong chuỗi cung ngành dăm gỗ nói gì?

Chuỗi cung ngành dăm gỗ rất nhiều khâu trung gian, việc mua bán chủ yếu là các thỏa thuận đơn giản, truy xuất nguồn gốc gỗ đến từng chủ rừng là điều không thể.

Nghịch lý gỗ rừng trồng khó chứng minh tính hợp pháp

Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, sử dụng nguyễn liệu gỗ rừng trồng đang gặp phải khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là các ách tắc trong việc xác định nguồn gốc gỗ rừng trồng và tính pháp lý trong các giao dịch ở các khâu trung gian trong chuỗi cung…

Giải pháp nào gỡ vướng trong quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản?

Vấn đề tồn tại trong chuỗi cung rừng trồng hiện nay là xác minh tính hợp pháp của nguồn gỗ và xác minh tính hợp pháp của các giao dịch tại các khâu trung gian trong chuỗi.

Đề xuất những loại lâm sản phải thực hiện thủ tục xác nhận nguồn gốc

Tại Chương IV của dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất quy định về đối tượng, trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc lâm sản.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Mộc Châu

Ngày 5/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, gồm các đồng chí: Đinh Công Sỹ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Hoàng Thị Đôi, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV tại huyện Mộc Châu. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới các xã, thị trấn của huyện Mộc Châu.

Nhiều tỉnh khẳng định mua bán đào trồng dịp Tết không có trở ngại gì

Lãnh đạo ngành nông nghiệp hai tỉnh Điện Biên, Sơn La khẳng định, đào trồng trên nương rẫy, không phải cây rừng, người dân hoàn toàn được chủ động buôn bán, vận chuyển, không bị ngăn cấm.

Cấm đào rừng… Hiểu như thế nào cho đúng?

ĐBP - Sau ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc 'Cấm tuyệt đối việc chặt cây đào và các loại cây khác của núi rừng, đặc biệt là núi rừng Tây Bắc để chơi Tết'. Trên mạng xã hội và dư luận đã chia thành 2 luồng ý kiến trái chiều và gây nhiều tranh cãi trong những ngày vừa qua. Một luồng ý kiến cho rằng việc cấm đào rừng là đúng vì như vậy sẽ giữ được vẻ đẹp của núi rừng. Luồng ý kiến khác cho rằng không có 'đào rừng' mà chỉ có đào do người dân trồng nên việc cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hà Lương Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên để giúp độc giả hiểu rõ về vấn đề này.

Về việc cấm chặt đào rừng: Cần có giấy chứng nhận… đào nhà?

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo bắt đầu cấm chặt đào rừng. Phân biệt thế nào là đào rừng, thế nào là đào nhà, vẫn đang gây ra những tranh cãi.

Ðào là cây thoát nghèo, có thể dán tem để 'thông quan'

Huyện Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La) được coi là thủ phủ đào Tây Bắc. Những ngày qua, lãnh đạo địa phương này tổ chức họp khẩn bàn biện pháp để nông dân bán được đào trồng. Giải pháp được đưa ra là sẽ dán tem chứng minh nguồn gốc cây đào trước khi bán về xuôi.

Đề xuất phương án dán tem cho đào về phố

Lãnh đạo huyện Vân Hồ (huyện được tách ra từ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) - nơi có diện tích đào lớn nhất tỉnh Sơn La cho biết, những ngày qua, huyện đã họp bàn nhiều về chủ trương cấm khai thác đào rừng dịp Tết. Huyện này đề xuất phương án người dân trồng sẽ phải xin xác nhận của địa phương, dán tem trước khi chặt, đem bán về xuôi chơi Tết.

Điều kiện để lập xưởng gỗ

Đang băn khoăn không biết làm thế nào để có đủ điều kiện lập xưởng gỗ tại gia đình thì ông Tủa hay tin, ngày mai chính quyền thôn sẽ mời cán bộ kiểm lâm về hướng dẫn cho bà con những quy định liên quan đến chính sách lâm nghiệp của Nhà nước.

Muôn kiểu phá rừng - Bài 2: Cổ thụ về xuôi, rừng chảy máu

Vài năm trở lại đây, ở nước ta rộ lên thú chơi cây cảnh cổ thụ được khai thác từ rừng. Ban đầu, đây chỉ là trào lưu nhỏ lẻ của một bộ phận người đam mê cây cảnh, nhưng dần dần nó đã lan rộng trở thành 'cơn lốc' triệt hạ, cưỡng bức cây rừng ở khu vực Tây Nguyên - Nam Trung bộ.