Việc các hãng tàu ngoại tăng 10–20% đối với khoản phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC) đang làm khó cho hoạt động xuất nhập khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng Việt. Đây cũng là bài học trong khâu quản lý và hoạch định chính sách khi mà thông tư mới có hiệu lực liên quan đến việc này lại cho thấy bất cập, trong khi một mối lo khác là 95% hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc các hãng tàu ngoại, khó tránh kéo dài chuyện 'tự tung tự tác' giá cước và giá phí.
Theo Thông tư số 39/2023/TT-BGTVT ngày 25/12/2023 của Bộ Giao thông vận tải, ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam, cảng biển Hải Phòng thuộc nhóm cảng biển số 1 sẽ có sự thay đổi về cơ cấu giá của nhóm chung và cảng Lạch Huyện.
Giá dịch vụ bốc dỡ container xuất nhập khẩu tại một số khu vực được điều chỉnh tăng khoảng 10% so với mức hiện nay. Riêng hai cảng biển nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép – Thị Vải được áp khung giá riêng cao hơn.
Biểu khung mới về giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2024.
Cuối năm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, tạo động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp ngành vận tải biển.
Trong khi các doanh nghiệp (DN) ở lĩnh vực cảng biển luôn cạnh tranh về giá thì phần lớn các DN logistics ở Việt Nam trong gần cả năm nay đều ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan, dù có sự nỗ lực giảm chi phí. Trong khi đó, vẫn còn nhiều thách thức phía trước mà các DN ở lĩnh vực này sẽ tiếp tục đối mặt, đòi hỏi cần phải có những chiến lược, giải pháp đồng bộ, tái cấu trúc trong thời gian tới.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa cho biết, đã chính thức hồi đáp về Dự thảo thay thế Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ cảng biển, đưa ủng hộ với đề xuất điều chỉnh tăng khung giá một số dịch vụ tại cảng biển sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cảng biển có thêm nguồn lực để tái đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần đưa ra những đánh giá cẩn trọng về ảnh hưởng có thể xuất phát từ những đề xuất điều chỉnh.
VCCI cho rằng việc điều chỉnh giá dịch vụ cảng biển có thể khiến các hãng tàu tăng giá cước, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Ủng hộ đề xuất điều chỉnh tăng khung giá một số dịch vụ tại cảng biển, VCCI cho rằng sẽ giải quyết khó khăn và giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cảng biển có thêm nguồn lực để tái đầu tư. Dù vậy, cần lưu ý những tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp khác như hãng tàu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, doanh nghiệp mong muốn được tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện hơn nữa.
Được đầu tư rất lớn về hạ tầng, thiết bị hiện đại, nhưng dịch vụ bốc dỡ container tại các cảng biển nước sâu Việt Nam có giá chỉ bằng 85% giá ở Campuchia, 70% Malaysia, 46% Singapore.
Nghị quyết 24-NQ/TW quyết định 'Hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ' tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ hội cho các doanh nghiệp cảng biển.
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có đề xuất tăng giá tối đa với dịch vụ cầu bến, phao neo để các doanh nghiệp linh động đàm phán với khách hàng; trong đó tăng giá tối đa dịch vụ cầu bến với tàu hoạt động nội địa...
Hiệp hội các doanh nghiệp cảng biển, logistics đề nghị tăng phí bốc dỡ container tại các cảng biển, do hiện mức phí này chỉ bằng 40 - 50% so với khu vực khiến nhiều cảng thu không đủ chi. Điều này sẽ tác động thế nào tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
Hiện cảng Cái Mép - Thị Vải và Lạch Huyện đang có giá xếp dỡ container cao nhất theo quy định tại Thông tư số 54/2018 về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam.
Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải là hai cảng nước sâu, có mức giá xếp dỡ cao nhất cả nước.
Có khá nhiều lý do xác đáng để lãnh đạo Chính phủ vừa phải đưa ra quyết định chưa xem xét điều chỉnh khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất nhập khẩu tại cảng biển Việt Nam.
Giá cước dịch vụ thấp đang khiến cảng biển tại Việt Nam mất đi một nguồn thu lớn cho doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.
Sáng 31/3, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đi khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong phát triển kinh tế biển tại Công ty CP Cảng Hải Phòng. Đồng chí Lã Thanh Tân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng chủ trì cuộc khảo sát. Cùng tham gia Đoàn có các đại biểu Quốc hội thành phố: Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam; Tống Văn Băng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố và lãnh đạo các ngành, đơn vị liên quan.
Việc điều chỉnh khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam sẽ được xem xét vào thời điểm thích hợp để giữ ổn định giá, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.
Bất chấp dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động kinh tế, khối lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng tốt. Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có cơ chế tài chính đủ mạnh giúp kinh tế hàng hải tiếp tục đột phá trong thời gian tới, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Nhiều công ty hoa tiêu hàng hải và lai dắt tàu biển tiếp tục có chính sách giảm giá dịch vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam chạy tuyến nội địa chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Sự yếu kém của ngành logistics Việt Nam tạo điều kiện cho các hãng tàu ngoại thu lợi nhuận ngay trên chính sân nhà của mình.
Các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam kiến nghị cần sớm điều chỉnh giá dịch vụ xếp dỡ hàng hóa container trước thực tế mức giá này tại cảng biển Việt Nam đang thấp hơn mặt bằng chung của các nước trong khu vực.
Chiều 4/8, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức hội nghị trực tuyến về việc nắm bắt và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng hải.
Một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lai dắt đã thông báo đến các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam về việc điều chỉnh giảm giá dịch vụ lai dắt trong thời gian 3 tháng. Đây được coi là hành động doanh nghiệp tự hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ngày 15-4, đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Cục đã họp trực tuyến với Hiệp hội Hoa tiêu hàng hải Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, chủ tàu địa phương và các công ty hoa tiêu về điều chỉnh giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải.
Các chủ tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa sẽ giảm bớt được khó khăn sau khi Cục Hàng hải Việt Nam vừa ban hành điều chỉnh giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải.