Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò trong toàn tỉnh đã được khống chế, dập tắt.
Để bảo đảm nguồn cung cho thị trường vào những tháng cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngành nông nghiệp Bình Dương sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh, đồng thời khuyến khích thúc đẩy tái đàn theo hướng chăn nuôi an toàn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên địa bàn tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh phối hợp các địa phương tập trung triển khai giải pháp kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Hiện nay, do lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự tăng giá của các loại thức ăn chăn nuôi mà nhiều chủ trang trại, hộ chăn nuôi e ngại trong việc tái đàn. Điều này dẫn tới nguy cơ sẽ thiếu hụt nguồn cung phục vụ thị trường tết.
Trong những tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh tiếp tục được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát bệnh dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm và bệnh nổi cục trên đàn trâu, bò tiềm ẩn rất cao.
Từ cuối tháng 6 đến nay, giá thịt lợn hơi trên địa bàn giảm mạnh, trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục 'phi mã' khiến nhiều trang trại, hộ chăn nuôi lỗ chồng lỗ. Ngoài tác động của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ thì một nguyên nhân nữa chính là dịch tả lợn châu Phi chưa được kiểm soát đã khiến ngành hàng chăn nuôi lợn lại càng trở nên khó khăn hơn.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng những tháng cuối năm đặt mục tiêu đẩy mạnh chăn nuôi để đảm bảo cung ứng ra thị trường 9.800 tấn thịt, 32 triệu quả trứng gia cầm và 8.500 lít sữa tươi.
Hiện nay, dịch tả heo châu Phi (DTHCP) bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh Long An và có nguy cơ lây lan nếu không được kiểm soát tốt. Nhằm cắt đứt mầm mống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, người chăn nuôi và ngành chức năng tích cực xử lý, dập dịch.
Từ ngày 18 - 20/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng sẽ triển khai đợt 3 hỗ trợ 100 tấn nông sản về vùng dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai. Trong đó, tập trung các chủng loại rau bắp cải, cải thảo, cà chua, khoai tây, cà rốt, cà tím, cải xanh, su su, ớt chuông, bí các loại, khoai môn...
Huyện Phù Yên có khoảng 1.000 ha mặt nước lòng hồ, thuộc 8 xã vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Mỗi năm, sản lượng đánh bắt thủy sản bình quân của toàn huyện đạt trên 370 tấn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ở khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình thuộc địa phận huyện Phù Yên suy giảm đáng kể, do việc người dân đánh bắt quá mức, đặc biệt là vào mùa cá sinh sản; sử dụng mắt lưới nhỏ hoặc dùng thuốc nổ hay kích điện để đánh bắt thủy sản... Do vậy, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ cần có giải pháp mạnh hơn.
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra tại 5 xã ở huyện Sốp Cộp, Bắc Yên, Mường La và Thành phố, với 150 con trâu, bò, dê mắc bệnh. Nhờ kịp thời phát hiện dịch bệnh, chủ động biện pháp phòng chống, các địa phương đã khống chế, ngăn chặn bệnh dịch lây lan diện rộng.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương trong toàn tỉnh, nhất là vào thời tiết thường xuyên có mưa và nắng nóng, thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhiễm, trong khi chưa có vắc-xin phòng bệnh dịch hiệu quả nên nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát và lây lan rất cao. Công tác phòng, chống dịch đang đặt ra yêu cầu cao hơn, đòi hỏi không chủ quan, lơ là, nhất là việc chậm khai báo, tiêu hủy lợn mắc bệnh; tăng cường giám sát dịch bệnh, kiểm soát giết mổ và nhập gia súc vào địa bàn.
Trước nguy cơ lây lan của bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, gây thiệt hại cho người chăn nuôi, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và PTNT cùng các cơ quan chức năng, huyện, thành phố tập trung rà soát, thống kê số lượng và triển khai các biện pháp cấp bách để dập dịch. Đặc biệt, vận động xã hội hóa thực hiện tiêm vắc xin phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò, đảm bảo nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch hiệu quả.
Trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi của Lâm Đồng gặp không ít khó khăn bởi dịch bệnh, giá sản phẩm trồi sụt liên tục... khiến nhiều nông hộ điêu đứng. Giải pháp hiệu quả hiện nay là phải phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, vừa đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn, vừa phát triển chăn nuôi bền vững.
Bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò xuất hiện lần đầu trên địa bàn tỉnh vào cuối tháng 11/2020 tại huyện Vân Hồ. Đến nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc tiếp tục diễn biến phức tạp, với 20 xã ở 7 huyện phát sinh dịch, phát hiện và tiêu hủy gần 140 con trâu bò, nguy cơ lây lan diện rộng rất lớn. Công tác ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục cần được tăng cường, không được chủ quan, lơ là.
Huyện Định Hóa ghi nhận trường hợp trâu, bò mắc dịch bệnh viêm da nổi cục đầu tiên tại xã Linh Thông vào khoảng đầu tháng 3-2021. Tính đến hết ngày 13-4, dịch bệnh này đã lan 8 xã, 68 hộ có trâu, bò bị mắc bệnh với tổng số 131 con. Trong đó, 85 con đã khỏi bệnh, 3 con chết, số còn lại đang được điều trị.
Chiều 12-4, đoàn công tác do đồng chí Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra tình hình phát triển sản xuất và phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại 2 huyện Phú Bình và Đồng Hỷ.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, từ tháng 2 đến hết ngày 10/3, đã có 24 con trâu, bò của 18 hộ tại các xã Mường Cơi (Phù Yên); Mường Tè (Vân Hồ) và Tà Lại, Tân Hợp (Mộc Châu), mắc bệnh viêm da nổi cục, nguy cơ lây lan ra diện rộng.
Mùa Đông năm nay, huyện vùng cao Võ Nhai vừa thực hiện chống rét cho vật nuôi đồng thời cũng phải triển khai nhiều giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò. Dù khó khăn nhưng công tác này đã được các ngành chức năng, địa phương trong huyện triển khai nghiêm túc, hiệu quả.
Ngày 19/11, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Những ngày gần đây, trên các phương tiện truyền thông đã thông tin về bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò, xuất hiện tại tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, có nguy cơ lây lan dịch bệnh sang các tỉnh, thành khác rất cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng (NN&PTNT) đã đưa ra khuyến cáo, chủ động phòng chống trước căn bệnh này.
Ngày 28/8, UBND tỉnh Đồng Tháp có văn bản yêu cầu các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý chó, mèo nuôi và phòng chống bệnh dại ở động vật.
Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại một số địa phương, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi và những nông hộ trực tiếp chăn nuôi, tác động tiêu cực tới các chỉ tiêu phát triển kinh tế. Mặc dù, bà con nông dân và các hộ chăn nuôi đang tập trung tái đàn, tăng đàn, nhưng do áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh luôn tiềm ẩn.
Đến thời điểm này, dịch bệnh tả lợn châu Phi tại Lâm Đồng đã được khống chế. Tuy nhiên, do gặp khó về nguồn vốn và giá lợn giống tăng cao nên người chăn nuôi đang gặp khó khăn trong việc tái đàn.
Chuyện tưởng như đùa, nhưng đó là những tâm sự từ đáy lòng của người nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay khi nuôi tôm ngày càng khó khăn. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã phát triển rất lâu, khi đó người có tiền mới đầu tư nuôi tôm. Nhiều người mong muốn nuôi tôm nhanh chóng đổi đời, thế nhưng tôm nuôi ngày càng phát sinh dịch bệnh và có chiều hướng lao dốc... khiến họ trắng tay.
Đến cuối năm 2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát, từ ngày 23/3 đến nay, toàn tỉnh không phát sinh lợn mắc bệnh, chết do bệnh dịch.
Ngày 5/5, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 796/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn toàn tỉnh.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định công nhận 35 sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng cấp tỉnh của 34 cá nhân đang công tác tại cơ quan, đơn vị trong tỉnh với đủ các lĩnh vực: quản lý nhà nước, y tế, giáo dục.
Ba cá nhân với 4 sáng kiến trên lĩnh vực nông nghiệp vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định công nhận có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng đợt 1, năm 2020 trên địa bàn.
Với tổng đàn vịt nuôi lớn, người chăn nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch cúm gia cầm ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học sẽ giúp giảm dịch bệnh, bảo đảm thu nhập.
Thực hiện Công văn 167/TTg-NN ngày 5/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và ở người; Công điện khẩn số 735/CĐ-BNN-TY ngày 3/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm; đây cũng là thời điểm các trang trại, hộ chăn nuôi đang tập trung tái đàn, nếu không thận trọng tuyển chọn con giống và làm tốt công tác phòng dịch, rất dễ xảy ra các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản về vấn đề này. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm (cúm A/H5N1) bùng phát trở lại trên đàn gia cầm và nguy cơ lây sang người, nhất là không để xảy ra tình trạng 'dịch chồng dịch' trong thời điểm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona (Covid-19) gây ra, phóng viên Báo Đồng Tháp có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Phước Thiện – Phó Giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Đồng Tháp xung quanh vấn đề trên.
Sở NN &PTNT tỉnh Long An đang tiến hành xử lý trách nhiệm một cán bộ thú y để thương lái đưa hơn 100kg thịt heo bẩn ra thị trường nhằm tiêu thụ.