Đa Lộc: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo

Xã Đa Lộc có 3.590 hộ dân, trong đó có hơn 73% đồng bào Khmer. Để tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, UBMTTQ Việt Nam xã Đa Lộc luôn chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và phát huy vai trò người tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào dân tộc; chỉ đạo các Ban công tác Mặt trận (CTMT) phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp Nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết trong cộng đồng khu dân cư.

Những trường học trăm tuổi ở Sài Gòn

Ở Sài Gòn có nhiều trường học có tuổi đời trên 100 năm như THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Marie Curie, THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, THCS Colette...với những điều đặc biệt.

Đọc lại Địa chí Bình Thuận

Đã qua 13 năm từ khi tập Địa chí Bình Thuận xuất bản (2006), chắc chắn đến nay vẫn còn không ít người thấy sự cần thiết về những vấn đề liên quan đến nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu chặng đường dài lịch sử dân tộc của vùng đất Bình Thuận. Từ năm 1993, công trình 'Địa chí Bình Thuận' do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận chủ trương, chỉ đạo và Sở Văn hóa Thông tin thực hiện, xuất bản vào năm 2006. Công trình này đã trải qua hơn 13 năm với các công đoạn về tổ chức, đề cương, tư liệu, sơ thảo, thẩm định, phản biện… Bộ sách Địa chí Bình Thuận với 1.242 trang, gồm 7 chương và 7 phụ lục, hình ảnh đã tái hiện, chuyển tải các lĩnh vực về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử đấu tranh… có giá trị 'là một công trình khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của tỉnh từ nhiều năm qua'. Để đảm bảo yêu cầu từ quan điểm đó, với một hội đồng biên soạn gồm những nhà nghiên cứu tên tuổi được mời tham gia như Phan Xuân Biên, Nguyễn Duy Tỳ, Nguyễn Chí Bền, Thạch Phương, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Thế Nghĩa… và các nhà nghiên cứu, nhà văn Tô Quyên (Trương Quốc Minh), Trần Ngọc Trác, Phan Minh Đạo, Lê Xuân từng gắn bó với quê hương Bình Thuận qua các thời kỳ cho công trình lớn này.