Cách đây gần một thế kỷ, ở Việt Nam từng có một dòng sách kỳ ảo kinh dị khiến người đọc hết hồn với những yếu tố ma quái, quỷ dị. Bạn có muốn thử nhảy vào thế giới kỳ ảo này không?
Ngày 29/10, tại Hà Nội, NXB Kim Đồng tổ chức buổi trò chuyện 'Vẻ đẹp văn học kỳ ảo Việt Nam qua Truyện đường rừng và những truyện khác' nhân dịp ra mắt bộ sách 'Truyện kinh dị Việt Nam'. Sự kiện có sự tham gia của TS Nguyễn Thị Năm Hoàng, nhà báo Yên Ba và nhà văn Di Li.
Việc NXB Kim Đồng xuất bản loạt tác phẩm thuộc dòng văn học kỳ ảo được đánh giá là cách khám phá di sản văn học rực rỡ của thế hệ trước.
Lịch sử văn học Việt Nam không thiếu những tác phẩm mang yếu tố kỳ ảo, ly kỳ như các tác phẩm của Thế Lữ, TchyA, Lan Khai. Từ góc nhìn hiện đại, thể loại bao hàm nhiều giá trị.
Một thứ trời cho, ấy là cái ánh sáng tinh khôi rọi lên trong không gian Xuân Diệu, làm cho cảnh sắc và con người có vẻ khác biệt, sáng hơn, sống hơn, ấn tượng hơn.
'Thiên thai' là nơi tiên ở. 'Tiếng sáo thiên thai' là tiếng sáo ở cõi tiên vọng xuống trần gian. Chưa nói đến giá trị nội dung và nghệ thuật, ngay ý nghĩa ấy đã nâng tầm bài thơ 'Tiếng sáo Thiên Thai' nổi tiếng của Thế Lữ. Thực ra tiếng sáo đã vọng ở mọi chân trời văn hóa, gắn liền với sự trưởng thành và góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhân loại. Chiếc sáo được coi là nhạc khí cổ xưa nhất, cũng phổ biến nhất, được nhiều người dùng nhất.
Đi..là đi, cũng một chữ 'đi' ấy, mà nằm trong câu nói nào, ở trường hợp nào, nơi đâu...là theo ý hiểu của nơi đó, trường hợp đó mà thực hiện...đều hợp lý, hợp tình cả. Cho thấy, mạ tôi vẫn còn minh mẫn lắm.
'Tỳ bà hành', tuyệt phẩm thi ca của nhà thơ lớn đời Đường Bạch Cư Dị có lẽ là một trong những bài thơ Trung Hoa có 'tầm phủ sóng' rộng nhất trên người thưởng thức Việt Nam nhiều thế hệ.
Nữ ca sỹ Ái Vân đã rời xa ánh đèn sân khấu nhiều năm. Mới đây, bà tái xuất trên kênh Jimmy TV. Nhiều khán giả khen bà vẫn giữ được diện mạo và phong cách trẻ trung, bất chấp tuổi tác.Trong chương trình, Ái Vân tiết lộ lý do bà để trống 7 trang sách trong cuốn hồi ký 'Để gió cuốn đi' đã từng gây 'bão' khi ra mắt tại Việt Nam gần 6 năm trước.
Tối 15/02, nhằm ngày Rằm tháng Giêng, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề Hãy sống và hy vọng. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Huỳnh Văn Thanh đến dự.
Năm 2021 Tân Sửu đã hết, chúng ta sẽ bước qua một năm mới - Xuân 2022 Nhâm Dần (năm con hổ). Con hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm, hình tượng lẫm liệt, oai phong này cũng đi vào văn hóa dân gian với nhiều gam màu, sắc thái và trở thành nguồn cảm hứng để mọi người cùng sáng tạo và thưởng thức.
Còn đúng 10 ngày nữa là Tết Nhâm Dần, gợi tôi nhớ đến bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ viết về con hổ. Hồi học tiểu học ở miền Nam trước năm 1975, thầy giáo cho bọn tôi chép bài thơ vào vở học thuộc lòng, sau này nhớ mãi. Đến khi học sư phạm ra trường, với công tác chuyên môn, tôi gặp lại bài thơ Nhớ rừng trong sách Ngữ văn lớp 8 trung học cơ sở.
Xuất phát từ niềm đam mê nuôi cá 7 màu (hay còn gọi là cá Guppy), anh Nguyễn Thứ Lễ (TP. Long Xuyên) đã nghiên cứu kỹ thuật, tiến hành nhân rộng, phát triển mô hình sản xuất - kinh doanh loại cá cảnh này. Mô hình kinh tế này bước đầu mang lại nguồn thu nhập khá.