Năm 2023 trở thành 'điểm nóng' của nhiều sự kiện thế giới nổi bật với sự trỗi dậy của Trí tuệ nhân tạo hay những bứt phá chinh phục vũ trụ. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi những khó khăn gây ra bởi hiện tượng khí hậu khắc nghiệt hay căng thẳng xung đột leo thang ở Trung Đông.
Năm 2023 chứng kiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu tiến trình phục hồi toàn cầu, với việc củng cố hiệu quả chủ nghĩa đa phương và tạo được động lực mạnh mẽ, bất chấp các yếu tố phức tạp vẫn đang còn tồn tại.
Triển vọng kinh tế toàn cầu đang trở nên ảm đạm hơn những ngày gần đây khi các nền kinh tế đầu tàu của châu lục và thế giới như Đức, Trung Quốc, Mỹ đều đang hụt hơi, lâm vào suy thoái hoặc suy giảm tăng trưởng. Các yếu tố thuận lợi về thời tiết, việc Trung Quốc mở cửa trở lại... không đủ để đưa các nền kinh tế đầu tàu thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Các báo cáo đã chỉ ra rằng, đà phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ bị đình trệ khi dân số trở nên già hóa. Vậy sự suy giảm dân số của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế toàn cầu?
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế Hong Kong đang phải đối mặt đến từ bên ngoài, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của đặc khu này xuống 3,5% trong năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 2/5 đã nâng dự báo kinh tế châu Á trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc góp phần củng cố tăng trưởng, song cảnh báo rủi ro từ lạm phát dai dẳng và biến động thị trường toàn cầu do những căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ và châu Âu.
Lạm phát giảm mở đường cho sự phục hồi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng vẫn còn những thách thức trong dài hạn, trong đó bao gồm sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất khu vực là Trung Quốc.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến cáo các nước châu Á nên tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát cơ bản không có dấu hiệu sẽ giảm xuống mức mục tiêu.
Những 'cơn gió ngược' về kinh tế mà khu vực châu Á phải đối mặt vào năm ngoái đã bắt đầu giảm dần. Các vấn đề nóng về tài chính toàn cầu dịu bớt; giá lương thực, dầu giảm và nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi.
Các ngân hàng trung ương ở châu Á có thể phải tăng lãi suất cao hơn nữa nếu lạm phát lõi không có dấu hiệu 'hạ nhiệt' rõ rệt, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến cáo.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn để khắc phục các vấn đề của thị trường bất động sản.
Sự phục hồi nhóm du lịch nước ngoài của Trung Quốc được dự báo sẽ giúp hồi sinh thị trường du lịch toàn cầu và thúc đẩy chi tiêu tại các điểm du lịch cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Các chuyến du lịch nước ngoài theo đoàn của Trung Quốc đã được khởi động lại và đợt du khách Trung Quốc đầu tiên đã đến thăm Thái Lan, Campuchia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc cần phải làm nhiều việc hơn nữa để giải quyết vấn đề của thị trường bất động sản tại nước này.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2023 nhưng cảnh báo nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ đối mặt bất ổn lớn trong trung hạn nếu không tăng tốc cải cách các vấn đề mang tính cấu trúc. Những thách thức của Trung Quốc bao gồm cuộc khủng hoảng bất động sản, dân số giảm và tăng trưởng năng suất chậm lại.