Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang khiến các nước châu Âu chao đảo, mới đây, Na Uy đã chính thức khánh thành một đường ống dẫn khí với tên gọi Baltic Pipe, trung chuyển khí đốt tới Ba Lan qua Đan Mạch.
Tờ báo Guardian của Anh ngày 26/9 đưa tin, các nhà chức trách Đức đang cố gắng xác định điều gì đã gây ra sự sụt giảm áp suất đột ngột trong đường ống dẫn khí đốt dưới biển Nord Stream 2 do Nga sở hữu.
Ngày 2-9, Tập đoàn Năng lượng Gazprom thông báo đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) từ Nga sang Đức sẽ đóng cửa sau một sự cố rò rỉ và không cho biết thời gian mở lại. Việc Moscow đình chỉ vô thời hạn hoạt động của tuyến đường cung cấp khí đốt then chốt tới châu Âu khiến Liên minh châu Âu (EU) phải tiến hành thảo luận các biện pháp khẩn cấp nhằm kiềm chế giá năng lượng.
Các nhà phân tích dự đoán giá khí đốt ở châu Âu sẽ tăng lên mức kỷ lục trong tuần này, sau khi Nga đóng cửa đường ống dẫn khí quan trọng tới châu Âu.
Chính phủ Thụy Điển và Phần Lan lên kế hoạch chi hàng chục tỷ USD hỗ trợ các công ty năng lượng, nhằm ngăn chặn một sự sụp đổ trong giao dịch khi thị trường mở cửa trở lại phiên ngày thứ Hai (5/9), sau khi Nga không mở cửa trở lại đúng kế hoạch đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1...
Gazprom, tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước của Nga, thông báo đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 kết nối Nga với Đức trong ba ngày bắt đầu từ cuối tháng 8 để bảo trì. Thông tin này khiến giá khí đốt trong các hợp đồng tương lai ở châu Âu tăng vọt thêm 9%.
Chuyên gia cảnh báo EU vẫn cần phải tăng tốc chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất khi Nga tiếp tục sử dụng khí đốt làm đòn bẩy chống lại các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Hôm 21-7, sau 10 ngày bảo trì, Nga đã vận hành trở lại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 kết nối Nga với Đức. Động thái này giúp các nước châu Âu thở phào nhẹ nhõm sau khi có nhiều nghi ngại về rủi ro Nga chặn dòng khí đốt ngay cả khi hết thời gian bảo trì.
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu giảm hôm thứ Năm 20/7 khi Nga bắt đầu bơm lại dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream, đường ống lớn nhất của nước này đến châu Âu, sau 10 ngày bảo trì.
Việc Nga cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu đã đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng của châu lục này sang giai đoạn mới, có nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế lục địa già.
ng thái cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu đã đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng của lục địa này vào một giai đoạn mới nguy hiểm, đe dọa làm cạn kiệt nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng và làm suy yếu các nền kinh tế.
An ninh năng lượng châu Âu đang bị rung chuyển trong những ngày này khi Ukraine chặn dòng chảy khí đốt từ Nga và tập đoàn Gazprom 'khóa van khí đốt' đường ống Yamal-Europe chạy qua lãnh thổ Ba Lan.
Công ty khí đốt quốc gia Ukraine Naftogaz thông báo sẽ ngừng vận chuyển một phần khí đốt Nga trung chuyển qua Ukraine vào châu Âu. Động thái này được cho có thể ảnh hưởng đến một phần ba lượng khí đốt của Nga quá cảnh qua Ukraine.
Một yếu tố đang phủ bóng lên phản ứng của châu Âu trước chiến dịch tấn công quân sự của Moscow ở Ukraine là, khí đốt Nga đang sưởi ấm các ngôi nhà và cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp của châu lục.
Hy Lạp và Đức là hai quốc gia sẵn sàng cung cấp khí đốt qua dòng chảy ngược cho Ba Lan và Bulgaria, nhằm thay thế nguồn cung trực tiếp từ Nga.
Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria nhằm trừng phạt những nước muốn loại bỏ khí đốt của Moscow. Điểm chung giữa hai quốc gia EU là đều quyết định không gia hạn hợp đồng khí đốt với Moscow từ tháng 12 năm nay.
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã thông báo với Ba Lan và Bulgaria về việc dừng cung cấp khí đốt từ ngày 27/4, trong bối cảnh căng thẳng leo thang vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Hai quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên là Bulagaria và Ba Lan xác nhận tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng vận chuyển khí đốt tới hai nước này từ hôm nay (27/4).
Nếu trả tiền mua khí đốt bằng RUB, các công ty phương Tây sẽ vi phạm hàng loạt biện pháp trừng phạt đặt ra trước đó như giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga.
Căng thẳng Nga - Ukraine tạo ra một cuộc khủng hoảng năng lượng có quy mô toàn cầu và dự đoán sẽ đẩy giá dầu lên những đỉnh mới trong tương lai.
'Hoan nghênh các bạn đến với thế giới mới dũng cảm, nơi người châu Âu sẽ sớm trả 2.000 euro cho 1.000 mét khối khí đốt tự nhiên', Cựu Tổng thống Nga Medvedev trên Twitter.
Giờ đây, khi căng thẳng Nga-Ukraine đã gần ngưỡng bùng nổ, giới phân tích đặc biệt lo về nguy cơ gián đoạn hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu...
Nhà xuất khẩu khí đốt Gazprom PJSC, một lần nữa đã chọn không đặt thêm bất kỳ không gian đường ống nào để vận chuyển nhiên liệu về phía tây qua Ukraine trong cuộc đấu giá hàng tháng. Trên hết, công suất bằng không đã được đặt trước cho tháng 2 để cung cấp khí đốt cho Đức qua trạm Mallnow, nơi đường ống Yamal-Châu Âu của Nga kết thúc. Điều này làm cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu càng trở nên 'tồi tệ' hơn.