Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.
Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh 'xuất quỷ nhập thần', là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Nhà nghiên cứu, Nhà báo Trần Bạch Ðằng đã đi xa, nhưng bao giờ trong cuộc sống, ông luôn nghĩ và tìm ra những điều còn trái ngược của cuộc sống, của xã hội để làm cho thế và lực của chính nghĩa sẽ & mãi chiến thắng hung ác, bạo tàn. Và đây là kỷ niệm của những người hoạt động đơn tuyến hơn 40 năm trước thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông Trần Bạch Ðằng những năm 1969 - 1972 phục vụ Hội nghị Pa-ri về việt nam.
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung ương Cục miền Nam đã sử dụng báo chí làm một kênh tuyên truyền đối nội và đối ngoại hiệu quả. Một trong những tờ báo ra đời trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất ở miền Nam - báo Giải Phóng đã đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền và cổ động phong trào kháng chiến của nhân dân miền Nam thời bấy giờ.