Tại Hội thảo 'Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long' được tổ chức vào tháng 5 vừa qua tại TP Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ, cho rằng, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã dành sự quan tâm lớn, có nhiều chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn, phát huy thế mạnh, tiềm năng toàn vùng, đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần hóa giải được nhiều thách thức trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu (BÐKH) tiếp tục gây hậu quả nặng nề, luôn là nỗi trăn trở đối với vùng, nhất là về an ninh nguồn nước, cần phải có giải pháp cấp bách, căn cơ, kịp thời hành động quyết liệt, có trách nhiệm để ứng phó hiệu quả, mở ra vận hội mới.
Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là vùng đất lạ kỳ, đan xen hệ sinh thái đầy tiềm năng, cộng cư dân tộc đa sắc màu văn hóa. Trong quá trình phát triển, vùng đất này phải đối diện với những thách thức không nhỏ, nhưng đồng thời mở ra vận hội mới. Chủ trì Hội nghị Ðiều phối vùng ÐBSCL vừa qua tại Cà Mau, Phó thủ tướng Chính phủ, ông Lê Minh Khái, cho rằng, từ cái nhìn thực tại, trách nhiệm với ÐBSCL và đất nước, cần đề ra các giải pháp phù hợp để vùng đất này đón nhận thời cơ mới, vận hội mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mở ra cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị cho toàn vùng.
Thời gian qua đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều điểm nghẽn gây khó khăn trong hoạt động của các HTX… Ðể gỡ khó, ngoài việc tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện chính sách thì vấn đề con người, trong đó có năng lực quản trị được xem là chìa khóa để KTTT, HTX nông nghiệp phát triển.
Ngày 21/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm cấp nhà nước tới nước Cộng hòa Indonesia, theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Cộng đồng doanh nghiệp đặt kỳ vọng chương trình phục hồi gần 350 nghìn tỷ đồng, thực hiện trong năm 2022 - 2023 đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất và có hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Sau Tết, các điểm kinh doanh trên địa bàn thành phố đã mở cửa trở lại, nhưng đến nay nhiều chợ truyền thống, cửa hàng, trung tâm thương mại vẫn vắng khách. Lượng khách hàng đến các chợ truyền thống mua sắm đạt thấp so với mọi thường lệ.