7 truyện ngắn kéo dài qua các thời kỳ, tái hiện những biến cố lịch sử triều Trần dưới góc nhìn mới, cũng là lời tự sự của những con người đứng sau các sự kiện ấy.
Tháng 4 hằng năm, trừ các năm nhuận, thường diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 trước, sau đó là Lễ kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4. Đây là dịp để mọi người, nhất là bạn bè thế giới suy nghĩ sâu xa về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam hào hùng với nhiều kỳ tích.
Giữa những biến động không thực sự sôi nổi của đời sống sáng tác văn chương trong chừng hai mươi năm qua, nếu phải tỉnh táo gạt bỏ các bóng dáng thể loại nhất thời không đủ sức giành lấy địa vị đáng kể, thì có thể nói tiểu thuyết lịch sử và du kí là hai thể loại đạt nhiều thành tựu, đảm bảo khả tín tìm đọc bậc nhất. Không chỉ vì hai thể loại này có số lượng khá phong phú, kéo theo lượng lớn tác giả miệt mài tham gia, mà còn vì, quan trọng hơn, chúng tạo nên những tiếp nhận sôi nổi và phần nào xua tan nỗi ám ảnh về sự thờ ơ mà công chúng vẫn hay đối đãi với văn chương.
Văn hóa Việt Nam suốt một ngàn năm Bắc thuộc và các cuộc chiến tranh liên miên đã thừa hưởng và chịu sự chi phối của nhiều nền văn hóa lớn, song chủ yếu là từ Trung Hoa và phương Tây… Thế nhưng, điều kì diệu, văn hóa Việt luôn giữ được bản sắc và đầy sáng tạo, bởi mỗi con người luôn có ý thức tự tôn dân tộc, ý thức từ hai chữ 'đồng bào', từ bọc trứng nguồn cội của mẹ Âu Cơ…
Muộn nhất là cuối thế kỷ XIV, ông cha ta đã nắm trong tay 'công nghệ' luyện thép mềm và dùng thép mềm để đúc được súng nòng dài vác vai, sau đó khoảng 1407 'bí kíp' công nghệ này mới bị nhà Minh chiếm đoạt thông qua việc bắt và khai thác Hồ Quý Ly và con trai ông - Hồ Nguyên Trừng.