Trận lũ lịch sử vừa qua đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là đối với ngành Nông nghiệp. Hàng trăm ha đất nông nghiệp bị vùi lấp, bóc màu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của người dân. Trước tình hình đó, công tác khôi phục đất đai đang được các cấp chính quyền, các ngành và người dân triển khai khẩn trương.
Cơn bão số 3 để lại thiệt hại nặng nề về kinh tế cho tỉnh Tuyên Quang, trong đó có cây bưởi. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có hơn 5.300 ha cây bưởi, trong đó tập trung thành vùng chuyên canh lớn ở thượng huyện Yên Sơn với khoảng 4.000 ha. Trận lũ lụt lịch sử vừa qua, nước sông Gâm và sông Lô lên cao làm ngập 1.300 ha bưởi toàn tỉnh, trong đó có diện tích bưởi Soi Hà đang chuẩn bị thu hoạch.
Trên các cánh đồng trồng rau màu trên địa bàn tỉnh, người dân đang tập trung thu hoạch lạc, cây màu vụ xuân với niềm vui, phấn khởi khi thời tiết thuận lợi, năng suất và giá bán cao.
Hiện nay nhiều diện tích lúa xuân đã cho thu hoạch. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa xuân năm nay cho năng suất cao khoảng 60,5 tạ/ha. Giá lúa đang neo ở mức cao nhất từ trước đến nay, từ 12 - 15 nghìn đồng/kg tùy từng loại lúa đã gia tăng lợi nhuận cho người nông dân.
Trong không khí vui tươi của những ngày đầu năm mới, ai cũng khát vọng cuộc sống ấm no, đủ đầy. Bởi vậy, hương vị Tết vẫn còn quyện chặt trong mỗi nếp nhà, chòm xóm nhưng trên nương bãi, thửa ruộng, người nông dân đã nô nức làm đất, gieo màu, cấy lúa cùng ước vọng về một vụ mùa bội thu.
Chưa đầy một tháng nữa là khung thời vụ sản xuất vụ xuân bắt đầu, thời điểm này các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng giống, vật tư đã chuẩn bị đầy đủ, lượng, cơ cấu giống, phân bón đảm bảo đủ phục vụ cho nhu cầu của các địa phương.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, tiêu biểu là cây cam sành, bưởi, thanh long, chuối, hồng, na… Để phát huy tiềm năng, phát triển cây ăn quả bền vững, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển, mở rộng diện tích theo quy hoạch, hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cây ăn quả, bảo đảm sự phát triển bền vững.
Triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng là bước đi ban đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt. Đây cũng chính là lời giải cho bài toán đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Bà con nông dân tại nhiều địa phương hối hả thu hoạch lúa mùa, theo phương châm 'xanh nhà hơn già đồng' để bảo toàn năng suất, sản lượng và tiến hành làm cây vụ đông.
Nhiều diện tích đất ruộng kém hiệu quả sau một thời gian bị 'bỏ quên', đã được người nông dân 'đánh thức' bằng các loại cây trồng phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
Lúa xuân đang bước vào giai đoạn chín rộ, với phương châm 'lúa chín đến đâu, thu hoạch hết đến đó', bà con nông dân ở khắp các địa phương trong tỉnh đang tập trung nhân lực, huy động máy móc tiến hành thu hoạch, giải phóng đất chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa. Mặc dù thời tiết bất thuận nhưng năng suất lúa bình quân năm nay vẫn đạt khoảng 60 tạ/ha, tương đương năm ngoái.
Xác định nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích là chìa khóa cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, việc thực hiển chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích.
Khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, thời gian qua, nhiều hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã liên kết phát triển trồng các loại cây dược liệu. Qua đó, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra vùng nguyên liệu bền vững, góp phần bảo tồn những loại cây dược liệu quý.
Vụ xuân là một trong những vụ sản xuất chính trong năm, do vậy, để sản xuất vụ xuân đạt kết quả tốt nhất, thời điểm này, cơ cấu giống, số lượng giống đã được các đơn vị cung ứng giống cây trồng trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cung ứng cho người dân, đảm bảo sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất.
Chăm sóc cây trồng là khâu quan trọng nhất, đảm bảo mỗi vụ thu hoạch được thắng lợi. Ngay từ đầu tháng 9, người dân đã nhanh chóng thu hoạch vụ hè thu để giải phóng đất làm vụ đông cho kịp khung thời vụ. Thời điểm này, người dân đang ra sức chăm sóc để có một vụ đông vượt kế hoạch về năng suất, sản lượng, chuẩn bị đón một cái Tết sung túc.
Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành cùng với sự chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất của người dân đã góp phần nâng cao năng suất lúa vụ mùa. Đến ngày 15 - 10, người dân trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành thu hoạch hơn 95% lúa mùa, năng suất đạt trung bình 58,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 144.819 tấn.
Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 24.700 ha lúa. Hiện nay, diện tích lúa đã cấy đang trong thời kỳ sinh trưởng, vì vậy các ngành chuyên môn đang tập trung đôn đốc các địa phương chủ động phòng trừ sâu bệnh hại nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng cây trồng.
Các địa phương trong tỉnh đang đẩy nhanh thu hoạch vụ xuân, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa, bảo đảm khung thời vụ cho vụ đông sắp tới. Trong bối cảnh thị trường giá vật tư phân bón có nhiều biến động, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo đủ lượng hàng cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con nông dân.
Nhiều nhà vườn đã thay đổi tư duy sản xuất từ tập trung phát triển diện tích sang nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng quy trình sản xuất an toàn trong quá trình canh tác, nói không với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản... Nhờ đó, giá bán năm nay tăng hơn so với mọi năm.
Những ngày vừa qua, mưa lớn chưa từng có trong nhiều năm gần đây đã làm ngập úng, ảnh hưởng nặng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngay khi mưa dứt, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đôn đốc bà con nhanh chóng khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất vụ xuân năm nay tương đối thuận lợi, nguồn nước tưới ổn định là điều kiện rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Hiện trà lúa chính vụ đang bước vào giai đoạn đứng cái, bà con nông dân tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại để đón đòng lúa, bảo đảm vụ xuân bội thu.
Thời điểm này, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung nhân lực gieo cấy hết diện tích. Đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điểm mới nhất của vụ xuân năm nay là diện tích lúa chất lượng không ngừng được mở rộng.
Còn hơn 1 tháng nữa vụ xuân bắt đầu, đảm bảo sản xuất thắng lợi, ngành Nông nghiệp chỉ đạo sản xuất trà xuân muộn là chủ lực, tăng diện tích lúa chất lượng, giống chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất thuận.
Nhiều diện tích đất ruộng kém hiệu quả sau một thời gian bị 'bỏ quên', đã được người nông dân đánh thức bằng các loại cây trồng phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao.
Ngày 17-9, Báo Tuyên Quang Online có bài phản ánh về tình trạng sâu xanh gây hại nặng trên rừng bồ đề của Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn. Ngay sau khi báo đăng, ngày 22-9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh vào cuộc xác định nguyên nhân, hỗ trợ Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn thực hiện giải pháp để kiểm soát, hạn chế sâu hại lây lan diện rộng.
Diễn biến bất thường của thời tiết khiến sâu, bệnh xuất hiện và gây hại trên cây lâm nghiệp, đặc biệt diện tích rừng mới trồng. Chi cục Kiểm lâm tỉnh khuyến cáo người dân và các chủ rừng, chủ động các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất sâu, bệnh hại xâm nhập, góp phần nâng cao tỷ lệ thành rừng.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ lan rộng tại nhiều địa phương, điều này đồng nghĩa với việc thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh bị biến động. Thực hiện mục tiêu kép vừa sản xuất vừa chống dịch, ngành Nông nghiệp đang khuyến khích các địa phương chủ động điều chuyển nhằm thích ứng với bối cảnh dịch bệnh, trong đó, tăng cường rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch giảm bớt áp lực thu hoạch rộ vào một thời điểm; tăng cường sản xuất những mặt hàng thiết yếu mà thị trường có nhu cầu lớn như cây lương thực, rau xanh.
Thời tiết đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, tổng lượng mưa tháng 6 và tháng 7 thấp hơn trung bình nhiều năm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Theo các chuyên gia nông nghiệp, đây cũng là thời điểm phát sinh mạnh mẽ nhất của bệnh, nếu không có giải pháp phòng trừ sớm thì nguy cơ bùng phát dịch là điều dễ xảy ra.
Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa mùa với gần 25 nghìn ha, trong đó lúa thuần trên 15.700 ha, còn lại là lúa lai. Sau gieo cấy, nông dân các địa phương đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc, bảo vệ lúa.
Báo Tuyên Quang Online ngày 5-7 có đăng bài 'Hiện tượng ngô kết hạt kém ở Kim Quan: Cần làm rõ nguyên nhân'. Ngay sau khi bài báo đăng, các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Sơn, chính quyền địa phương phối hợp với Công ty Sygenta (đơn vị sản xuất giống) đã vào cuộc đánh giá và làm rõ nguyên nhân.
Hơn ba tháng trồng và chăm sóc, đến ngày thu hoạch, một số hộ dân thôn Làng Nhà, Khuôn Hẻ, xã Kim Quan (Yên Sơn) mới ngớ người ra khi ngô xanh tốt, cây cao ngang đầu người nhưng bắp lại chẽ 5, chẽ 7. Điều đáng nói là tất cả những cây có bắp chẽ đều rất ít hạt.
Giun đất được ví như 'chiếc máy cày tự nhiên' của người nông dân nhờ khả năng làm tơi xốp, giàu dinh dưỡng cho đất. Thời gian gần đây, loài sinh vật này đang bị tận diệt bằng kích điện, bán cho các thương lái để xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Báo Tuyên Quang giới thiệu đến độc giả loạt bài về thực trạng khai thác, sơ chế giun đất và câu trả lời của cơ quan chức năng về vấn đề này.
Thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 2.450 ha lúa xuân, đạt 12,9% diện tích. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân ở khắp các địa phương đang tập trung ra đồng, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa để kịp thời gieo cấy lúa vụ mùa. Qua đánh giá, lúa xuân năm nay đạt thắng lợi lớn cả về năng suất và sản lượng.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp, lượng, loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 346 tấn/năm và ước tính lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chiếm khoảng 10%, tương đương 30 đến 35 tấn/năm. Hiện nay tỉnh ta đã triển khai xây dựng bể, kho chứa vỏ thuốc. Tuy nhiên qua thời gian, bể và kho chứa vỏ thuốc đầy thì một số nơi còn loay hoay trong việc xử lý loại rác thải này.
Giá rau, củ, quả giảm sâu như hiện nay chỉ mang tính tạm thời, tuy nhiên qua đó cho thấy còn nhiều yếu kém trong tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đa dạng các chủng loại rau và tăng cường liên kết là giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng mất giá hoặc bị đẩy giá, góp phần bình ổn thị trường nông sản.
Nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng sản xuất mới trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng sạch của người dân được nâng cao. Mặc dù là một trong những tỉnh đầu tiên xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn này, nhưng đến thời điểm hiện tại, diện tích sản xuất hữu cơ của tỉnh vẫn tương đối khiêm tốn. Một số mô hình sau khi đã được chứng nhận, lại không duy trì sản xuất, do nhiều nguyên nhân.
Sản xuất vụ xuân thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh năm 2021. Vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương đã chủ động các giải pháp, sẵn sàng đón một 'mùa vàng'.
Thời tiết vụ xuân 2021 dự báo sẽ diễn biến bất thường, nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, gây khó khăn trong tổ chức, chỉ đạo và triển khai sản xuất.
Không tuân thủ cơ cấu giống theo mùa vụ, tự ý trồng thử nghiệm giống mới khi chưa được sự cho phép của cơ quan chuyên môn, nhiều hộ nông dân đã bị thiệt hại, lúa sinh trưởng, phát triển kém, năng suất, sản lượng giảm sút... Điều này đặt ra vấn đề phải siết chặt hơn nữa công tác quản lý nguồn giống khi vụ xuân đã cận kề.