Có nhiều nguyên nhân xuất hiện 'hố tử thần' như thời tiết hanh khô, mực nước ngầm hạ thấp gây áp lực nên tầng địa chất, khai thác nước ngầm hoặc khoáng sản quá mức…
Một ngày bỗng 'phát hiện' Sài Gòn có núi. Không chỉ thú vị, mà điều này còn gợi mở về những cách làm du lịch cũng như phát triển kinh tế ở vùng đất này.
Theo các chuyên gia, các nước trên thế giới có sông đều thiết lập hành lang thoát lũ tối thiểu 100 năm.
Sáng 11.1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác tái đánh giá Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC) lần thứ 3 năm 2022. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự có TS.Trịnh Hải Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; lãnh đạo Trung tâm Kats và Di sản địa chất; các chuyên gia; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ.
Mưa lớn kéo dài kết hợp với việc đào bới núi để làm nhà hoặc phá núi làm đường đã gây ra tình trạng lở núi ở Bình Định.
Tình trạng khai thác nước ngầm đã được cảnh báo từ nhiều năm trước, việc khai thác nước ngầm quá mức gây ra nhiều hệ lụy sụt lún, ô nhiễm tầng chứa nước. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất đất liên tục tại ĐBSCL.
Năm 2018, UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh việc phải thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh, hướng tới việc được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Tuy nhiên, sau khi tiêu tốn 20 tỷ đồng, đã gần đến đích, nay Quảng Ngãi đang tính gác lại 'cuộc chơi'.
Hố tử thần ở Chương Mỹ (Hà Nội) đang được chính quyền lấp lại để ổn định cuộc sống người dân. Nhưng theo các chuyên gia, việc tiếp tục sống trên khu vực này rất nguy hiểm, hố đã lấp có thể sụt bất cứ lúc nào.
Từ rất lâu rồi, tôi đã muốn thực hiện một cuộc đối thoại về chủ đề 'đất'. Bởi, với một quốc gia có truyền thống nông nghiệp ngàn năm như Việt Nam thì đất là một thứ gắn bó máu thịt, gợi lên nhiều suy tưởng thẳm sâu. Mùa màng đất, thu hoạch đất, tồn đọng đất, cằn cỗi đất, sạt lở đất…, chắc chắn là những biến động vi mô nhất của đất đều tạo ra những tác động trực tiếp và sâu xa tới đời sống người Việt, dẫn tới những biến thiên trong cảm xúc Việt, tâm hồn Việt.
Trượt lở đất là tai biến địa chất rất lớn nhưng công tác dự báo rất khó vì phụ thuộc đồng thời vào nhiều yếu tố (địa hình, đất đá, các yếu tố ngoại sinh như phong hóa, mưa…), và để có thể ứng dụng được kết quả dự báo phải dự báo được đồng thời cả ba yếu tố: quy mô, địa điểm và thời điểm xảy ra trượt lở.
Mưa lớn kéo dài kết hợp với hai đới đứt gãy địa chất hoạt động mạnh gây sạt lở núi dồn dập ở xã Sơn Long.
TS Đào Công Khanh cho biết, hiện có khoảng 360 nhà máy thủy điện lớn nhỏ khắp cả nước, xây dựng nhiều nhà máy này dẫn tới việc phải phá hủy đi một diện tích rừng.
Trước hiện tượng sạt lở tại một số khu vực gây nhiều thiệt hại về người thời gian qua, cơ quan chức năng đang nghiên cứu cách dẫn đường cho dân di dời khỏi điểm sạt lở.
Sáng 5/11, Báo Đại Đoàn kết tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề 'Lũ lụt bất thường và sạt lở đất ở miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?'. Tại tọa đàm, nguyên nhân của tình trạng lũ lụt và sạt lở đất ở miền Trung thời gian qua đã được phân tích một cách khoa học dưới góc nhìn của các chuyên gia. Cùng với đó, những giải pháp liên quan đến dự báo và cảnh báo, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người cũng đã được mổ xẻ một cách thẳng thắn, khách quan.
Miền Trung là khu vực đồi núi cao, địa chất có nhiều đất đá cổ nứt nẻ, đất sét, lại thường xuyên hứng chịu mưa lũ nên dễ xảy ra các sự cố địa chất. Mặc dù công tác dự phòng, cảnh báo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn không tránh được những thảm họa từ những sự cố sạt lở đất.
PGS.TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho rằng thủy điện giống như bất kỳ dự án nào khác, đều có cả mặt lợi và hại. Trong khi chưa có nguồn năng lượng nào khác thì thủy điện là giải pháp chủ yếu, việc cần làm là cân nhắc về lợi và hại, nếu làm người dân bị ảnh hưởng thì phải đền bù thỏa đáng, nếu hiệu quả không có thì phải xem xét lại.
Theo PGS.TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, sạt lở đất là kẻ thù giấu mặt rất ít khi biết chính xác sẽ xảy ra ở chỗ nào, xảy ra bao giờ. Việc chống lại là không khả thi, mà chủ yếu là dự báo, cảnh báo. Việc này phải thường xuyên từ ngay trước khi mùa mưa bão xảy ra.
Câu chuyện về sạt lở đất liên tiếp xảy ra tại khu vực miền Trung trong những ngày gần đây, cướp đi sinh mạng của nhiều chiến sĩ, cán bộ, nhân dân đang làm dấy lên mối lo ngại về sạt lở đất sẽ còn tiếp tục xuất hiện.
Về mặt địa chất, các tỉnh miền Trung có khá nhiều yếu tố bất lợi, dễ gây ra sạt lở.
Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phân tích nguyên nhân của hàng loạt vụ sạt lở đất kinh hoàng vừa xảy ra ở Quảng Nam và các tỉnh miền Trung.
Khoảng 15 giờ chiều, khi thủy triều rút, những mảng san hô ở Gành Yến, xã Bình Hải (Bình Sơn) nổi lên khiến du khách chiêm ngưỡng mãn nhãn.