Bên khung dệt mùa xuân

Trong kho tàng di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, nghề dệt thổ cẩm truyền thống có từ lâu đời. Từ trang phục sặc sỡ sắc màu điểm xuyết bởi những hoa văn được dệt thủ công đến chiếc khăn đội đầu, chiếc túi đeo hông... Mỗi sản phẩm đều 'lắng đọng' nét đẹp truyền thống, mang theo niềm tự hào và cả những trăn trở của người làm nghề.

Bản sắc lễ hội

Nếu phần lễ thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng của người tham gia với thần linh thì phần hội lại khiến mọi người được kết nối, giải trí với nhau. Tuy nhiên, để có sự hưởng ứng của Nhân dân trong làng, sự tham gia đông vui của người làng trên xóm dưới, chắc chắn phải là lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc tộc người hay một vùng đất.

Nhảy sạp, vũ điệu mừng chiến thắng trong lễ hội Nàng Han

Nhảy sạp là một trong số những loại hình dân vũ đặc sắc của đồng bào Thái có từ xa xưa, nếu có dịp tham dự lễ hội Nàng Han ở mường Trịnh Vạn (nay thuộc bản Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân) người dự hội sẽ bắt gặp truyền thuyết nói về sự ra đời và chứng kiến nhảy sạp - loại hình dân vũ khá phổ biến của đồng bào nơi đây.

Du lịch cộng đồng trên đất Vạn Xuân

Mỗi độ xuân về, du khách lại cùng nhau tìm đến các di tích, danh thắng, điểm du lịch để hiểu thêm về các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ trung tâm huyện, đền thờ Cầm Bá Thước là lời mời chào đầu tiên đầy hấp dẫn khiến du khách tiếp tục đi về đất Trịnh Vạn xưa, nay là xã Vạn Xuân (Thường Xuân), nơi có hang động, có đền, đình, có những bản làng của người Thái, người Mường.

Du xuân qua miền di sản

Mùa xuân, về miền di sản xứ Thanh, Nhân dân và du khách sẽ được hòa mình vào không khí nô nức trẩy hội xuân. Với mong muốn trải lòng, thư giãn để cảm nhận những điều tuyệt vời của mùa đẹp nhất trong năm.

Về đất Trịnh Vạn đi hội nàng Han

Trịnh Vạn xưa, xã Vạn Xuân (Thường Xuân) là thung lũng lòng chảo rộng lớn, lại thêm, phía trên là các dãy núi đất, núi đá theo nước mưa chảy xuống bồi tụ nên đồng lúa không những rộng lớn mà còn khá màu mỡ. Charles Robequain trong cuốn Le Thanh Hoa đã khẳng định rất rõ điều này. Cũng vì thế mà đồng bào dân tộc Thái từ xa xưa đã vang lên câu ca dao ca ngợi: 'Trịnh Vạn đất rộng, trời bằng/ Đường đi lối lại sớm chiều phẳng phiu'.

Cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị cho lễ hội Nàng Han

Mỗi độ xuân về, vào ngày mùng 5 tháng Giêng, Nhân dân thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân (Thường Xuân) nô nức trảy hội Nàng Han. Tính đến thời điểm này, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã cơ bản đã hoàn tất các khâu chuẩn bị để lễ hội diễn ra vui tươi và trang trọng.

Đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Thường Xuân

Huyện Thường Xuân bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trong điều kiện hết sức khó khăn. Song, được sự quan tâm của tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ của các sở, ban, ngành và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân, đến nay Thường Xuân đã đạt được những kết quả bước đầu. Chương trình đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện phát triển.

Giá trị nhân văn trong dân ca nghi lễ của đồng bào miền núi Thanh Hóa

Miền núi phía Tây Thanh Hóa là địa bàn cư trú và sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Dân ca là điệu tâm hồn, diễn tả mọi cung bậc tình cảm gắn bó giữa con người với con người, con người với tự nhiên trong cuộc sống, được đồng bào sáng tạo, sử dụng và trao truyền từ đời này đến đời khác. Lễ ca là một trong những loại hình dân ca, biểu đạt với hình thức hát, mang tính nghi lễ, phản ánh tình cảm, quan niệm về lẽ sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

Rộn ràng lễ hội...

Xứ Thanh – một miền di sản! Dường như mỗi ngọn núi, dòng sông, ẩn hiện trong bóng dáng làng, bản đều lắng đọng trầm tích lịch sử - văn hóa. Theo thời gian, những khối trầm tích ấy góp phần dệt nên độc đáo di tích, rộn ràng lễ hội...

Giá trị của hát khặp dân tộc Thái xứ Thanh

Đồng bào dân tộc Thái bao đời nay cư trú ở miền núi tỉnh Thanh Hóa, đời nối đời đã không ngừng sáng tạo nên những sắc thái văn hóa vừa có những nét riêng nhưng vừa hòa vào tổng thể chung, làm nên giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Hát khặp dân tộc Thái xứ Thanh là một loại hình văn hóa như vậy.

Lên mường Trịnh Vạn nghe chuyện kể Cầm Bá Thước đánh giặc ngoại xâm

Là người con của đất mường Trịnh Vạn, nay là xã Vạn Xuân (Thường Xuân), Cầm Bá Thước - một trong những vị thủ lĩnh xuất sắc của đồng bào các dân tộc miền núi xứ Thanh trong phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19. Trải qua thời gian gần 150 năm, trở về ngôi đền thiêng thờ ông nằm soi bóng xuống ngã ba sông, trong âm vang của núi rừng, hậu thế lại được nghe chuyện kể về vị dũng tướng năm xưa.

Danh thắng Cửa Đạt đón 5 vạn lượt khách dịp đầu xuân

Nằm soi bóng xuống ngã ba sông Chu và sông Đặt, đền Cửa Đạt (hay Cửa Đặt) là cách gọi quen thuộc của người dân, du khách khi về tham quan, chiêm bái Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đền thờ Cầm Bá Thước và Bà chúa Thượng Ngàn tọa lạc trên vùng đất mường Chiềng Vạn, nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Ngày mai (14-2), Lễ hội dâng trâu tế trời đền Chín gian chính thức khai mạc

Theo thông tin của ban tổ chức lễ hội, từ ngày 13 đến 15-2 (tức ngày 23 đến 25 tháng Giêng) diễn ra Lễ hội dâng trâu tế trời đền Chín gian xã Thanh Quân (Như Xuân), trong đó ngày 14-2 là chính lễ.

Lễ hội dâng trâu tế trời của đồng bào Thái bản mường Chiềng Vạn

Đồng bào Thái ở Tây Bắc cũng như Thanh - Nghệ đều là những cư dân giỏi canh tác lúa nước, cũng như cư dân đồng bằng Bắc bộ từ bao đời nay con trâu không chỉ là 'đầu cơ nghiệp' trong sản xuất, làm ra của cải vật chất để nuôi sống chính họ và cộng đồng, mà con trâu còn là phẩm vật quý giá để dâng cúng các vị thần linh, như là sự trả ơn của con người đối với các đấng bề trên đã cho họ sức khỏe, giúp mùa màng bội thu, thóc lúa, khoai sắn đầy bồ, vật nuôi đầy sàn, đầy chuồng, dân khang vật thịnh.

Quế Thường Xuân

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: 'Quế sản ở ba châu, Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa, nhưng Quế ở xã Trịnh Vạn, châu Thường Xuân tốt hơn...'.

Khát vọng của người xứ Thanh trong văn hóa lễ hội

Đại gia đình các dân tộc tỉnh Thanh với 7 dân tộc anh em cùng chung sống, đã mang lại cho vùng đất này một kho tàng văn hóa – lễ hội truyền thống vô cùng phong phú, đặc sắc. Ở đó, mỗi dân tộc lại có nét rất riêng mang tính đặc trưng, mà từ trước đến nay, những giá trị của nó vẫn còn được lưu truyền mãi trong đời sống sinh hoạt của mỗi cộng đồng.

Chuyện chưa kể về vua Mường Trịnh Vạn

Trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp, xứ Thanh nổi lên một thủ lĩnh đích thực, những câu chuyện về ông đến nay vẫn được người dân ca tụng.