Hiện nay, Ủy ban châu Âu (EC) đang điều tra xem liệu số người dùng tại khối này của Telegram có đạt mức tối thiểu để phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn hay không.
Việc châu Âu nhập hàng từ Nga vừa giúp làm đầy 'hòm chiến tranh' của Moscow vừa làm lợi cho các nhà tài phiệt và các công ty nhà nước được Điện Kremlin hậu thuẫn.
Năm 2023 có thể là năm nóng nhất, với nhiệt độ toàn cầu cao hơn 1,14 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp.
Ngày 15.6, Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của châu Âu vừa cho biết, nhiệt độ trung bình tháng 6 toàn cầu đã ở mức cao nhất trong lịch sử. Cơ quan này cũng dự báo, năm 2023 nhiều khả năng là năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Ứng phó với biến đổi khí hậu, do đó không còn chỉ là khẩu hiệu, mà cần cụ thể hóa thành hành động chính sách ở mọi cấp độ.
Tình trạng thiếu lượng mưa nghiêm trọng và một chuỗi các đợt nắng nóng từ tháng 5 trở lại đây đã gây ra một thiệt hại rõ ràng cho các tuyến đường thủy của khu vực.
Hạn hán đang giết chết cây trồng từ Vành đai nông nghiệp của Mỹ đến lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về nạn đói toàn cầu và đè nặng lên triển vọng lạm phát.
Ủy ban châu Âu (EC) đang đặt mục tiêu nâng cao sản lượng nguyên liệu thô cần thiết cho năng lượng xanh của khu vực. Các kế hoạch hiện vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, sẽ giảm bớt các rào cản quy định đối với việc khai thác và sản xuất các vật liệu quan trọng như lithium, coban và graphite. Đây là những nguyên liệu rất cần thiết cho các trang trại gió, tấm pin mặt trời và xe điện.
Tờ The Financial Times đưa tin Ủy ban châu Âu (EC) đang nỗ lực thúc đẩy tăng sản lượng khai thác nguyên liệu thô cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của khu vực.
Châu Âu hạn hán nghiêm trọng nhất trong 500 năm qua; Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha bị đình chỉ; Mỹ phản hồi Iran về dự thảo khôi phục JCPOA; người trẻ tuổi nhất bay một mình quanh thế giới.
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn đánh giá của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chung của EU (JRC) cho biết hạn hán năm nay tại châu Âu được cho là tồi tệ nhất trong vòng 500 năm trở lại đây.
Trong những ngày qua, nhiều nước châu Âu đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 500 năm. Tình trạng hạn hán này còn được dự báo có thể kéo dài tại nhiều khu vực cho đến tháng 11.
Ủy ban Châu Âu (EU) cảnh báo hôm thứ Ba, 23/8, trích dẫn một phân tích mới do Trung tâm Nghiên cứu Chung của EU (JRC) công bố, châu Âu đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 5 thế kỷ qua.
Đợt hạn hán nghiêm trọng trên khắp Bắc bán cầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, đồng thời tiếp tục làm gián đoạn chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải gồng mình chống chọi đợt hạn hán được đánh giá là 'khủng khiếp nhất trong nhiều năm qua' với những thiệt hại có quy mô 'tương đương đại dịch Covid-19'.
Hạn hán kéo dài ở châu Âu đã làm lộ ra những viên 'đá đói' dưới đáy sông, những phiến đá được con người chạm khắc từ nhiều thế kỷ trước để đưa ra lời cảnh báo cho các thế hệ tương lai về thời kỳ khó khăn phía trước.
Một đợt hạn hán dữ dội đang thu hẹp các dòng sông trên khắp châu Âu, để lộ những phiến đá được chạm khắc từ nhiều thế kỷ trước.
'Những điều bất ngờ sẽ tiếp tục ập đến'.
Thời kỳ khô hạn của châu Âu dự kiến sẽ còn tiếp tục và các chuyên gia cho rằng đây có thể là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 500 năm.
Các phát hiện của Đài quan sát Hạn hán châu Âu dựa trên dữ liệu từ khoảng thời gian 10 ngày gần cuối tháng 7, cho thấy 60% diện tích châu Âu và Vương quốc Anh hiện đang trong tình trạng hạn hán; 15% diện tích châu Âu đang trong tình trạng báo động đỏ, nghĩa là thiếu nước trầm trọng.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu chung (JRC) của Liên minh châu Âu (EU), cháy rừng đã thiêu rụi diện tích đất lên đến 600.731 ha ở các nước EU kể từ đầu năm đến nay.
Các cơ quan khí tượng của Pháp và Anh ngày 1/8 cho biết tháng 7 vừa qua là tháng khô hạn nhất trong lịch sử buộc hai nước phải áp đặt cảnh báo nghiêm trọng.
Ủy ban Châu Âu (EC) vừa công bố báo cáo cho biết, gần một nửa lãnh thổ của Liên minh Châu Âu (EU) đang thiếu nước do hạn hán. Hiện tượng này kết hợp với những đợt nắng nóng kéo dài đang gây ra nhiều hệ quả.
Cho dù đương kim Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định rằng những động thái đưa các nhà máy điện than trở lại hoạt động chỉ là 'biện pháp khẩn cấp ngắn hạn không gây tổn hại đến các mục tiêu khí hậu', thì những gì đang diễn ra chung quanh lời trấn an ấy vẫn đang thực sự khiến các nhà hoạt động môi trường quốc tế phải lo lắng. Cả một đại kế hoạch chống chọi với tiến trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thực tế, đã và đang trở lại thành những ước vọng mong manh.
Gần 50% diện tích lãnh thổ của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Anh có nguy cơ hạn hán trong tháng 7 này. Đây là kết quả nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu chung (JRS) thuộc Ủy ban châu Âu (EC) công bố ngày 18/7.
Australia sẵn sàng mời các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội mới về năng lượng mới cũng như hợp tác chuyển giao công nghệ. Các chương trình hợp tác sẽ giúp củng cố thương mại đầu tư giữa hai nước.
Vấn đề ô nhiễm vi nhựa đang ngày càng trở nên tồi tệ. Vì vậy, việc theo dõi lượng rác thải nhựa tồn tại ở các đại dương trên thế giới được coi là điều vô cùng quan trọng.
Ngày 26-4, các nhà khoa học cho biết đã phát hiện ra khoảng cách chênh lệch lớn giữa lượng khí thải làm khí hậu nóng lên mà các quốc gia báo cáo và lượng carbon dioxide mà các mô hình độc lập đo được trong khí quyển, khoảng cách này tương đương với lượng khí thải mà Mỹ thải ra mỗi năm.
Từ 2016-2018, sản lượng khai thác rừng hằng năm tại 26 nước châu Âu đã tăng gần 50% so với mức trung bình giai đoạn này, có thể đe dọa mục tiêu của EU về chống biến đổi khí hậu.