Sau thời gian triển khai các giải pháp trong thực hiện quy hoạch chung và chi tiết các xã cho tới khu dân cư nông thôn, đến nay thị xã Sa Pa đã thẩm định xong quy hoạch chi tiết 2 trung tâm xã và phê duyệt nhiệm vụ 7 xã đã quy hoạch chung.
Khi nhắc đến bộ trang phục, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của đồng bào Dao đỏ ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai, không thể không nhắc tới bà Lò Sử Mẩy, người phụ nữ dân tộc Dao ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn. Bởi bà có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, phát huy nghề thêu truyền thống của dân tộc Dao đỏ nơi đây.
Thời gian qua, phong trào thi đua cán bộ, công chức, viên chức thực hiện văn hóa công sở đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền.
Chiều 16/5, lãnh đạo UBND thị xã Sa Pa đã đến thăm, động viên anh Nguyễn Mạnh Trường, cán bộ địa chính xã Tả Phìn bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với công việc, làm dân vận khéo… đó là nhận xét của bà con trong thôn khi nói về anh Sùng A Dùa, dân tộc Mông, Trưởng thôn Suối Thầu, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.
Nguyên nhân hai vụ cháy đang được các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ.
Phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' được triển khai rộng khắp, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng của các tầng lớp Nhân dân đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tại huyện vùng cao Tủa Chùa, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học đã và đang lan tỏa rộng khắp. Nhiều gia đình, dòng họ hiếu học tiêu biểu xuất hiện, trở thành tấm gương điển hình trong cộng đồng. Từ đó, khơi dậy và thắp sáng thêm những 'ngọn lửa' tinh thần hiếu học của các gia đình, dòng họ; góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
Lào Cai có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, bản sắc văn hóa đặc trưng, nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc hữu. Đây là tiềm năng, lợi thế lớn để tỉnh phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực du lịch đạt chuẩn OCOP nhằm thu hút du khách, từ đó nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc, trong đó có đông đảo bà con là người dân tộc thiểu số.
Thời gian qua, các huyện miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Lào Cai được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương hết sức quan tâm và có nhiều chính sách ưu tiên. Nhờ đó, các địa phương đã có bước phát triển to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt, KTTT, HTX được xem là một trong những mô hình kinh tế phát triển thành công, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS nơi đây.
Điện lưới từ chương trình 'Bừng sáng Điện Biên' đã kéo theo văn minh về với các bản vùng khó. Giấc mơ cuộc sống sang trang đang dần hiện hữu…
Thực trạng thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã xảy ra nhiều năm và đang trở thành vấn đề rất nghiêm trọng, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết triệt để. Để có nước sinh hoạt, người dân phải sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất là sự mong mỏi của người dân nơi đây trong nhiều năm qua.
Mặc dù cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương các tỉnh Tây Bắc đã tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân về phòng, chống cháy rừng (PCCR), nhưng gần đây các vụ phá rừng, đốt nương dẫn đến cháy rừng vẫn có chiều hướng gia tăng.
Từ trung tâm xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa), chúng tôi ngược dốc lên thôn Tả Chải - nơi được coi là 'thủ phủ' của hoa địa lan và nhất chi mai. Con đường bê tông bám vào sườn dốc ven núi dẫn chúng tôi đến những ngôi nhà khang trang nổi bật giữa những vườn hoa đang rực rỡ sắc xuân. Đây là diện mạo của một thôn vùng cao đã vượt qua không ít khó khăn để 4 năm liền duy trì danh hiệu 'thôn kiểu mẫu'.
Chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp để phòng, chống cháy nhằm giảm thiểu các nguy cơ xảy ra cháy rừng trong thời kỳ đỉnh điểm mùa khô, nắng nóng.
ĐBP - Đưa điện lưới quốc gia về thôn, bản là điều mà nhân dân mong mỏi từ lâu, góp phần quan trọng hoàn chỉnh hệ thống điện, đường, trường, trạm của các xã vùng sâu, vùng xa. Xác định rõ điều này, trong những năm qua, huyện Tủa Chùa đã tập trung mọi nguồn lực, khắc phục khó khăn, nỗ lực đưa điện về với các thôn, bản vùng cao.
Cao nguyên Tủa Chùa (Điện Biên) những ngày Tết không còn hình ảnh các chuyến xe chở đào tấp nập xuôi núi.
ĐBP - Tủa Chùa có 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, ít sông suối, thường xuyên thiếu nước sinh hoạt, thiếu đất canh tác. Song giữa những khắc nghiệt, khô cằn ấy, nhân dân các dân tộc trong huyện với sự sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo đã tạo nên kỹ thuật canh tác trên núi đá, phủ xanh sườn núi đá xám xịt, khô cằn bằng những nương ngô, lúa.
Sáng 26/8, Ban Thường vụ Hội Phụ nữ thị xã Sa Pa phối hợp với UBND xã Tả Phìn tổ chức ra mắt mô hình 'Phụ nữ khởi nghiệp - kết nối'.
ĐBP - Từ nguồn vốn của các chương trình giảm nghèo bền vững, các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được huyện Tủa Chùa triển khai thực hiện đồng bộ, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, tạo động lực để hộ nghèo vươn lên.
Trong tiết trời se lạnh, vệt nắng hiếm hoi sau những ngày mưa rét như góp phần làm cho không khí của buổi lễ cúng cầu may đầu năm của người dân xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) thêm phần linh thiêng, thuận lợi.
Cao nguyên đá Hà Giang gồm 4 huyện vùng cao: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc quanh năm thăm thẳm mây trời và gió núi, sắc nhọn đá tai mèo.
Bản Tả Phìn là một trong những điểm tham quan bạn không nên bỏ lỡ khi đến Sa Pa. Nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà đến Tả Phìn du khách còn được khám phá nét văn hóa của người Dao Đỏ.
Do chính sách thay đổi, người dân có hộ khẩu thường trú và cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại 5 xã, phường trên địa bàn thị xã Sa Pa không còn được hỗ trợ bảo hiểm y tế (BHYT), khiến tỷ lệ bao phủ BHYT giảm mạnh.
Năm 2021, Tả Phìn là 1 trong 2 xã của thị xã Sa Pa phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tuy nhiên, việc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Tả Phìn đang gặp khó khăn, nhất là thực hiện tiêu chí môi trường và tiêu chí y tế.
Ở Hà Giang, nhiều trường hợp F0 đã được phát hiện trong cộng đồng. Vì vậy, tuyên truyền nâng cao ý thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số về phòng chống dịch đang được các cấp, các ngành quan tâm. Đặc biệt là thay đổi thói quen tổ chức tiệc cưới, việc tang tại các thôn bản.
Thời gian qua, thị xã Sa Pa đã có nhiều sáng tạo trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
ĐBP - Bám sát chỉ đạo của cấp trên và các văn bản hướng dẫn, đến nay, huyện Tủa Chùa đã triển khai thực hiện các nội dung công việc chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2025 đảm bảo đúng tiến độ theo luật định.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: 'Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, hoặc chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta giải quyết nhanh, tốt chừng nào thì đồng bào mới thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ cũng được củng cố tốt hơn'.
Dự án 'Nâng cấp tuyến đường Sa Pả - Tả Phìn - Bản Khoang' được tỉnh Lào Cai đầu tư sau gần 3 năm thi công vẫn chưa biết khi nào hoàn thành.
ĐBP - Trong mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện Tủa Chùa lần thứ XVIII xác định: 'Ðẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng nông, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch và dịch vụ; thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương…'. Có thể thấy, phát triển nông, lâm, thủy sản vẫn là hướng đi được ưu tiên hàng đầu ở nơi đây. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện tại, chặng đường phía trước của nông nghiệp Tủa Chùa sẽ gặp không ít khó khăn…
Lẽ ra đến thời điểm này, Dự án 'Nâng cấp tuyến đường Sa Pả - Tả Phìn - Bản Khoang' đã được bàn giao để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, do vướng mắc giải phóng mặt bằng cùng những phát sinh khác nên sau gần 3 năm thi công, dự án vẫn chưa biết khi nào hoàn thành.