Đưa nông, thủy sản vào thị trường EU

Từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu có hiệu lực, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông, thủy sản của Việt Nam đã tích cực chuyển đổi, đảm bảo điều kiện xuất khẩu. Tuy nhiên, với việc Liên minh châu Âu liên tục thay đổi quy định về biện pháp an toàn thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật…, các doanh nghiệp xuất khẩu phải linh hoạt cập nhật, thích ứng, đảm bảo các điều kiện xuất khẩu bền vững sang thị trường này.

Trái cây Việt thích ứng những tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu

Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu trên 180 thị trường trên thế giới. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, song yêu cầu về an toàn thực phẩm của các thị trường ngày càng chặt chẽ hơn. Cùng với đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, ngành chức năng và các địa phương tích cực triển khai xây dựng, phát triển và chuẩn hóa các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.

Xuất khẩu sâu rộng càng phải tuân thủ chặt chẽ luật chơi quốc tế

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trước nguy cơ phải đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại, do đó phải đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm và dịch bệnh.

Giải pháp hiệu quả cho quảng bá nông sản Việt Nam tại Trung Đông-Bắc Phi

Ngày 6/12, tại nhà làm việc Bộ Ngoại giao số 2 Lê Quang Đạo, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm 'Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi', Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chủ trì Tọa đàm.

Nông lâm thủy sản: Sản lượng cao, xuất thô, giá trị thấp

Theo các chuyên gia, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng hơn 10 năm qua, nhiều mặt hàng như cà phê, cao su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, đồ gỗ… vào nhóm xuất khẩu trên 1 tỷ USD, nhưng tăng trưởng lại chủ yếu nhờ tăng quy mô, sản lượng; nhiều sản phẩm vẫn xuất thô, nhất là cà phê.

Doanh nghiệp Việt vượt rào cản kỹ thuật

Liên minh châu Âu vừa có nhiều điều chỉnh liên quan đến hoạt động kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng với nhiều sản phẩm lương thực chế biến, nông sản nhập khẩu từ Việt Nam. Quy định lần này có sự nới lỏng đáng kể trong tần suất kiểm tra. Điều này cho thấy, sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam đã có sự đảm bảo tốt hơn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường thông tin đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào tỉnh Quảng Tây

'Cập nhật thông tin về thị trường; tháo gỡ vướng mắc về hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng cơ hội giao thương giữa 2 bên' là một trong những nội dung chính được các đại biểu chia sẻ tại Diễn đàn thúc đẩy thương mại nông sản, thủy sản và sản phẩm thủy sản giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.

Giá tăng vọt, dân lại đua trồng sầu riêng xuất Trung Quốc

Diện tích trồng sầu riêng ở nhiều địa phương, có nơi đã vượt quy hoạch đến năm 2025, trong khi chỉ 3,4% tổng diện tích được cấp mã xuất khẩu.

Những loại trái cây nào đang đợi VISA vào Trung Quốc?

Trung Quốc được coi là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng và tiềm năng cho trái cây tươi của Việt Nam. Hiện, Việt Nam có 16 mặt hàng thực vật được xuất khẩu sang Trung Quốc. Cùng với các trái cây đã được mở cửa sang thị trường Trung Quốc, Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán mở cửa thêm nhiều loại trái cây sang thị trường này.

Hàng Việt bán sang Trung Quốc: Mừng và thách thức mới

Ngoài việc chịu sự cạnh tranh từ chính những sản phẩm nội địa Trung Quốc, nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường này còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước khác.

Đón thời cơ xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Năm 2022 được coi là năm 'mở cửa' thị trường Trung Quốc của ngành nông nghiệp Việt Nam khi nhiều loại nông sản được ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc như sầu riêng, khoai lang, chuối, tổ yến. Ngoài ra, chanh leo và ớt tươi cũng được nước bạn chấp nhận thí điểm xuất khẩu chính ngạch. Nhờ bước đệm này, năm 2023 được kỳ vọng là 'thời cơ chín muồi' để nông sản Việt mở rộng thị phần, nhất là khi Trung Quốc mở cửa biên giới sau một thời gian dài hạn chế giao thương do dịch Covid-19.

Hướng tới xây dựng nền kinh tế tự chủ: Sân chơi chưa bình đẳng

Với việc ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam đã mở ra mạng lưới thị trường FTA vô cùng rộng lớn. Ước tính sơ bộ, Việt Nam đã có giao thương với 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có 50 quốc gia, vùng lãnh thổ chủ lực về xuất khẩu. Tại những thị trường khó tính, Việt Nam đã vươn lên tốp đầu những quốc gia có tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu cao. Vậy vì đâu doanh nghiệp (DN) nội vẫn mãi 'nhỏ'?

Tiền Giang: 3 mã số vùng trồng và 10 cơ sở đóng gói được xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc

Ngày 8-9, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Võ Văn Men cho biết, tỉnh có 3 mã số vùng trồng và 10 cơ sở đóng gói sầu riêng được chấp thuận để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Mì Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải chứng nhận không có Ethylene Oxide

Campuchia cho biết bắt buộc cung cấp chứng nhận kiểm tra Ethylen Oxide (EO) đối với 'Mì ăn liền Hảo Hảo'.

Campuchia yêu cầu chứng nhận kiểm tra ETO với mỳ tôm Hảo Hảo

Campuchia cho biết sẽ chỉ đạo hải quan phân loại các loại mỳ tôm của Hảo Hảo vào loại hàng hóa rủi ro và cần có giấy chứng nhận không chứa chất Ethylen Oxide (ETO) đối với mỳ nhập khẩu.

SPS Việt Nam: Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra Ethylen Oxide

Việc kiểm tra thực tế có thể được tiến hành ở các lô hàng cho đến khi nếu 5 lô hàng liên tiếp không bị nhiễm Ethylen Oxide.

Doanh nghiệp xuất khẩu mỳ tôm cần làm gì để tránh bị 'tuýt còi' ở Châu Âu?

Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Công Thương đưa ra các khuyến cáo giúp doanh nghiệp xuất khẩu mỳ tôm Việt Nam tránh bị các nước EU cảnh báo, thu hồi hoặc trả sản phẩm.

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch trái cây sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc có văn bản đồng ý nhập khẩu thí điểm chính ngạch quả chanh leo Việt Nam, bắt đầu từ tháng 7/2022.

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch trái cây sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc có văn bản đồng ý nhập khẩu thí điểm chính ngạch quả chanh leo Việt Nam, bắt đầu từ tháng 7/2022.

Trung Quốc nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam từ 1/7/2022

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu thí điểm chanh leo sang thị trường này bắt đầu từ 1/7/2022.

Từ 1/7, chanh leo Việt Nam được xuất khẩu thí điểm sang thị trường Trung Quốc

Từ 1/7, chanh leo Việt Nam sẽ được xuất khẩu thí điểm sang thị trường Trung Quốc. Cửa rộng cho chanh leo Việt cũng đòi hỏi việc chuẩn hóa sản xuất để 'đi xa'.

Chung tay gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc

Đến thời điểm hiện tại, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp và xác nhận 350 tài khoản của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, giới thiệu 30 doanh nghiệp hoàn thiện, gửi hồ sơ sang Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Trái cây cấp đông phải đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa bổ sung sản phẩm trái cây cấp đông, bảo quản lạnh của Việt Nam vào danh mục sản phẩm phải đăng ký xuất khẩu sang thị trường này.

Trên 1.600 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.601 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tăng 73 mã so với ngày 8/2.