Giải tỏa vi phạm hành lang bảo vệ đê hữu Hồng ở Chân Lý

Tuyến đê hữu Hồng đoạn qua xã Chân Lý (Lý Nhân) có chiều dài khoảng 7 km, qua địa phận 6 thôn (thôn 1 Phú Thượng, thôn 2 Vũ Điện, thôn 3 Trạm Khê, thôn 9 Đồng Lư Trung Thượng, thôn 8 Đồng Lư Hạ, thôn 7 Cao Hảo), hiện nay, phần mái đê, cơ đê có nhiều cây dại, cây ăn quả, cây ngắn ngày, hàng rào bằng lưới B40 của các gia đình sinh sống ven đê, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đê điều và hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai.

Lý Nhân tập trung giải tỏa vi phạm hành lang bảo vệ đê sông Hồng

Huyện Lý Nhân có hơn 27 km đê hữu Hồng, chạy dọc địa bàn 8 xã, từ Nguyên Lý đến Hòa Hậu. Đây là tuyến đê quốc gia cần được bảo vệ an toàn khi xảy ra thiên tai, bão, lũ. Do đó việc giải tỏa hành lang đê hữu Hồng luôn được huyện quan tâm và xác định là nhiệm vụ quan trọng giúp bảo đảm công tác tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý kịp thời sự cố có thể xảy ra.

Lý Nhân nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất

Kinh tế và tổ chức sản xuất được xem là nhóm tiêu chí quan trọng trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao với 4 tiêu chí thành phần là thu nhập, hộ nghèo, lao động, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Những tiêu chí này phản ánh rõ mức sống, vấn đề việc làm và thu nhập của người dân có được cải thiện và nâng cao hay không. Xác định rõ điều đó, huyện Lý Nhân đã tích cực chỉ đạo các xã trên địa bàn tập trung triển khai các giải pháp để hoàn thành đạt chuẩn và nâng cao nhóm tiêu chí so với yêu cầu trong giai đoạn mới.

Tăng cường các biện pháp chống thất thoát nước sạch

Nước sạch là nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân, do đó việc sử dụng nước sạch phải tiết kiệm và tuân thủ các quy định về quản lý nước. Theo đó, những năm qua các nhà máy nước sạch ở Hà Nam luôn quan tâm đầu tư trang thiết bị máy móc, thay thế hệ thống đường ống đáp ứng yêu cầu cung cấp nước sạch bảo đảm chất lượng phục vụ khách hàng. Song, theo báo cáo của đơn vị sản xuất nước sạch ở một số địa phương thời gian qua xuất hiện tình trạng có những gia đình sử dụng nước sạch không thực hiện theo hợp đồng ký kết, tự đấu nối lấy nước trước đồng hồ, có trường hợp làm hư hỏng đường ống dẫn nước gây thất thoát nước sạch ảnh hưởng đến công tác quản lý nước sạch trên địa bàn.

Tăng cường xúc tiến thương mại trong tiêu thụ nông sản

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện nay hướng đến những sản phẩm hàng hóa, tập trung, phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Vì thế, công tác xúc tiến thương mại, hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã và đang được ngành chức năng và các địa phương đặc biệt quan tâm.

Hiệu quả trồng cây rau, màu vụ Xuân ở Lý Nhân

Phát huy lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, những năm qua, huyện Lý Nhân đã chú trọng phát triển cây rau màu hàng hóa giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích cây màu vụ xuân năm 2023 của huyện chiếm gần 50% diện tích rau màu toàn tỉnh. Với giá trị ước đạt 80 đến 90 triệu đồng /ha/vụ, vụ xuân này, huyện Lý Nhân hy vọng năng suất cây trồng tăng, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác và thu nhập của nông dân.

Lý Nhân nỗ lực xử lý vi phạm hệ thống đê điều

Huyện Lý Nhân có hệ thống đê lớn, trong đó đê sông Hồng hơn 27 km, hệ thống đê bối dài 17,3 km. Trên tuyến đê sông Hồng thuộc địa bàn huyện có 14 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, gồm: 3 bãi có giấy phép, 11 bãi chưa có giấy phép, 8 lò gạch đang hoạt động và nhất là 2 khu dân cư tập trung dọc các xã: Chân Lý, Nhân Thịnh, Phú Phúc. Vì vậy, công tác quản lý đất đai, bảo vệ đê điều, bãi sông cần được thường xuyên quan tâm chặt chẽ.

Mâu thuẫn tại “gia đình” Mai Linh: Nỗi lòng của người lao động

Việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh Miền Bắc (MLMB) đơn phương cắt các loại thẻ thanh toán taxi card và thẻ trả sau (MCC) của khách hàng đối với Mai Linh Đông Đô (MLĐĐ) kể từ ngày 1/12/2016 khiến hàng trăm lái xe bức xúc đình công. Đích thân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh kiêm Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Mai Linh Miền Bắc Hồ Huy phải đối chất với người lao động.