Hầu hết những câu ca dao kể về những phố cổ đều nhắc tới Hàng Gai (Phường Hàng Gai - Hoàn Kiếm - Hà Nội). Con phố này thật có duyên khi đong đưa trong câu xẩm: 'Hà Nội ba sáu phố phường/ Hàng Gai, Hàng Đường. Hàng Muối trắng tinh/ Từ ngày ta phải lòng mình/ Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen...'.
'Muốn ăn bánh ít lá gai/Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi'. Tôi đồ rằng câu ca này có lẽ xuất xứ bởi câu ca 'Gió đưa mười sáu lá xoài/Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi' nói về mối tình của Hoàng đế Quang Trung và Công chúa Ngọc Hân. Thực ra không chỉ Bình Định mà khắp đất nước ta, gần như ở địa phương nào cũng biết làm bánh lá gai.
Phàm là con người, chứ chưa nói đến nhà thơ, thì tất tật đều phải nghĩ. Tất nhiên, nghĩ ít hay nghĩ nhiều, nghĩ nông hoặc nghĩ sâu, nghĩ xa hay nghĩ gần, nghĩ phổ quát hay nghĩ vụn vặt... lại là chuyện khác. Nó tùy ở hoàn cảnh, tâm tính, sức vóc văn hóa nền, cùng tuệ căn và sự mẫn tiệp từng người.
Hội nhà văn Việt Nam vừa có thông báo chính thức công bố kết quả cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 5, giải thưởng Hội nhà văn 2020 và danh sách kết nạp hội viên mới.
Tác phẩm của Trần Thùy Mai lấy bối cảnh hậu cung nhà Nguyễn được vinh danh tại cuộc thi tiểu thuyết lần thứ năm (2016-2019).
Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ V của Hội Nhà văn Việt Nam sẽ vinh danh nhà văn Vũ Từ Trang với cuốn tiểu thuyết 'Và khép rồi lại mở'. Ông là cái tên quen thuộc của làng văn, ở cả hai mảng, thi ca và văn xuôi, ngoài tiểu thuyết, Vũ Từ Trang còn được đánh giá là người viết chân dung văn học ghi dấu ấn đặc biệt. Nhưng ít độc giả biết rằng, Vũ Từ Trang từng có thời gian gác bút để mở doanh nghiệp, ông cũng thành công ở vai trò doanh nhân.
Đó là câu thơ trong bài Lời mưa của nhà thơ Vũ Từ Trang, hình như ông viết trong giai đoạn cuối, cùng thời gian với tiểu thuyết Và khép rồi lại mở. Khi tiểu thuyết viết xong, ông gửi bản thảo nhờ tôi đọc.
Nhà thơ Vũ Từ Trang là cộng tác viên thân thiết của Báo Sức khỏe & Đời sống. Ông từng bỏ nghề kiến trúc để trở thành người nông dân trên cánh đồng chữ, sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư đã vừa qua đời, hưởng thọ 72 tuổi.
Nhà thơ Vũ Từ Trang - người được mệnh danh là 'thợ vẽ chân dung bằng chữ' đã bất chợt ra đi, để lại nhiều thương nhớ cho người yêu văn chương cả nước.
Thông thường, phần mở đầu và kết thúc một tác phẩm sẽ cho độc giả một cảm nhận về không khí truyện. 'Và khép rồi lại mở' mở đầu và kết thúc đều rất dữ dội, gây cho người đọc những 'cú sốc thẩm mỹ'...
Ngày 6-1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết, trao giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2019.
Nghề thủ công xưa không được khảo trong các sách chuyên ngành, mà chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong các sách dư địa chí, sau cũng ít nhiều được đề cập trong các sách văn hóa tập tục, rồi đến những sách nhỏ khảo cứu làng nghề, ngành nghề...
Hội Nhà văn Hà Nội vừa tổng kết, trao Giải thưởng văn học năm 2019 với chỉ hai chuyên ngành Văn xuôi và Lý luận phê bình có giải. Đây là năm thứ ba lĩnh vực Thơ 'mất mùa', dù số lượng hội viên và tác phẩm xuất bản luôn vượt trội so với các chuyên ngành khác.
Theo thời gian, càng rõ hơn một đường đi trong nghiệp văn Vũ Từ Trang bên cạnh thơ và khảo cứu nghề truyền thống. Đó là chân dung văn học. Từng cuốn sách ra mắt những năm qua: Phía sau con chữ, Nhà văn độc hành độc bộ, Vì ai ta mãi phong trần, Phận người trôi nổi và mới nhất là Tơ trời chùng chình đón đợi (NXB Hội Nhà văn).
Tôi đã đọc 'Tơ trời chùng chình đón đợi', tập chân dung văn học thứ năm, của Vũ Từ Trang. Đọc một mạch. Cái gì đã cuốn hút tôi hơn những tập chân dung văn học khác, mà tôi đã đọc? Đó chính là cảm xúc, là tình cảm của người viết đối với những nhà văn mà tác giả khắc họa.