Vì sao có câu 'Hà Nội 36 phố phường'? Hẳn là câu này được lưu truyền không sớm hơn thời điểm cái tên Hà Nội chính thức được sử dụng (1831). Nhưng lịch sử sâu xa của nó sẽ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
TTH - Khách về lúc đêm đã rất muộn. Bà vợ và đứa con phải lui cui đi dọn rửa, lau quét 'bãi chiến trường' do anh và đám khách đã 'chiến đấu' cùng nhau từ chiều. Riêng anh thì đã vào giường, vùi đầu mê mệt bởi cơn say do phải uống quá nhiều.
Người Trung Hoa quan niệm rằng những vết sọc trên trán của hổ liên tưởng đến chữ vương, theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là vua, do đó người dân nước này tin rằng con hổ sinh ra vốn dĩ đã là vua. Chữ vương trên trán hổ được hội họa Trung Hoa cũng như Hàn Quốc khai thác rất nhiều. Bên cạnh đó, trong văn hóa Trung Hoa, hổ là loài vật có thực được tôn lên ngang hàng với rồng (long), một con vật trong tưởng tượng biểu tượng cho sức mạnh của trời đất.
Trong văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng thờ thần Hổ có từ lâu đời. Tại Hải Dương, tục thờ thần Hổ cũng xuất hiện khá sớm và được nhiều nơi duy trì.
Có lẽ, ít con vật nào lại được gọi bằng ông như con Hổ. Trong hàng 'thập nhị chi' có 12 con giáp, mấy ai gọi… Tý là ông chuột, Dậu là ông gà… bao giờ đâu? Nhưng duy nhất con Hổ được người Việt trân trọng gọi là ông Hổ, với nhiều danh xưng như: ông Ba Mươi, ông Cọp, ông Năm Dinh, ông Kễnh, ông Khái...
Từ thời nhà Lý, Tây Nhai tương ứng chợ Ngọc Hà hiện nay đã là chợ lớn nhất Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung với đủ loại mặt hàng. Và ngồi bán hàng ở đây hầu hết là đàn bà, con gái.
Xưa, vùng miền nào trên đất Việt cũng có chợ, nhưng chợ quê hầu hết là nhỏ, hàng hóa ít, chỉ phục vụ dân một xã hay một vùng. Cuối năm, các chợ này bán thêm hàng hóa phục vụ dân chúng ăn Tết. Tuy nhiên, chợ Tết ở Thăng Long - Hà Nội có nhiều khác lạ vì là đây là kinh đô, thủ đô, có tầng lớp trung lưu và giới tinh hoa sinh sống. Đất này cũng không có người làm nông, chỉ sản xuất hàng hóa và buôn bán nên các sản phẩm cho ngày Tết ở chợ Kinh kỳ cũng khác mọi nơi.
Từ thời nhà Lý, Tây Nhai (tương ứng chợ Ngọc Hà hiện nay) đã là chợ lớn nhất Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung với đủ loại mặt hàng. Và ngồi bán hàng ở đây hầu hết là đàn bà, con gái. Đến thế kỷ 16, Thăng Long nhiều chợ hơn và người phương Tây đến đất này thấy quá nhiều chợ nên họ gọi là Kẻ Chợ. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng, chỉ có Thăng Long mới được gọi là Kẻ Chợ còn các nơi khác là Kẻ Quê.