Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Thạch Thành.
SV Khoa Mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Hòa Bình đã xuất sắc đạt nhiều giải thưởng tại Cuộc thi 'Thiết kế áo dài' do Sở Du lịch TP. Hà Nội tổ chức năm 2024.
Không riêng Khánh Hòa, ngành du lịch tại Ninh Thuận cũng 'về đích' sớm trước 3 tháng. Trong khi đó, Thanh Hóa vượt chỉ tiêu lượng khách đề ra chỉ trong 9 tháng đầu năm.
Không phải Hà Nội, TP.HCM hay Khánh Hòa, Thanh Hóa là nơi ghi nhận doanh thu du lịch cao nhất trong một số mùa cao điểm. Kết quả này không bất ngờ, theo Sở VHTTDL tỉnh.
'Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau', triết lý này ngày càng đúng trong bối cảnh phát triển du lịch của các địa phương trong tình hình mới.
Sáng 15/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức hoạt động tại thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho cán bộ, công chức, cộng tác viên trên địa bàn tỉnh.
Xung quanh câu chuyện phát triển du lịch làng nghề, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có trao đổi với các ông, bà: Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Anh - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia; Nguyễn Hồng Dương, Phó Chủ tịch Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa, Giám đốc Công ty Du lịch quốc tế Tây Nguyên.
Với lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch cùng sự thay đổi nhanh chóng về hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng, sản phẩm... là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tiến trình 'nâng hạng' du lịch xứ Thanh trên bản đồ du lịch quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, du lịch Thanh Hóa còn nhiều hạn chế cần nhanh chóng tháo gỡ để đạt được mục tiêu như kỳ vọng.
Để tiếp tục 'hút khách' và hoàn thành mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách trong năm 2024, Thanh Hóa đang nỗ lực tung ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn.
Với việc đón gần 9,8 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt gần 20 nghìn tỷ đồng, ngành 'công nghiệp không khói' đã trở thành điểm sáng trong bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2024.
Bước sang những tháng cuối năm, khi những kỳ nghỉ lễ dài ngày đã khép lại, do đó các chương trình kích cầu du lịch của tỉnh Thanh Hóa sẽ có sự điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đó, chú trọng hình thành các sản phẩm du lịch 'kích cầu' hấp dẫn và tăng thêm giá trị trải nghiệm cho du khách khi đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Nhờ đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch trên nhiều nền tảng, 6 tháng đầu năm 2024, ngành du lịch Thanh Hóa đã gặt hái được những kết quả ngoài mong đợi.
Chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút thêm lượng lớn khách du lịch trong 6 tháng đầu năm nay...
Trong 6 tháng đầu năm 2024 các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đón gần 9,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch ước đạt 19.848 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ 2023.
Ngày 27/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã làm việc với đại diện Tập đoàn BBC về kế hoạch hợp tác quảng bá du lịch Thanh Hóa trong thời gian tới.
Với thành công bước đầu, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có văn bản nhằm kịp thời chấn chỉnh các hành vi tiêu cực, và tăng cường nâng cao chất lượng du lịch địa phương.
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách.
Trong khi Sầm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung lập kỷ lục về lượng khách và doanh thu từ du lịch trong kỳ nghỉ 30/4 vừa qua thì Phú Quốc (Kiên Giang) ghi nhận lượng giảm về khách nội địa.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh Thanh Hóa đón trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm ngoái; tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 3.800 tỷ đồng, tăng 32,8%.
Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày từ 27/4 - 1/5, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã đón lượng khách kỷ lục với trên 1,5 triệu lượt khách (tăng 27,3% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023). Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng (tăng 32,8%).
Trước mắt, huyện Hoằng Hóa cần tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện cho khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, xây dựng và tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch thường niên hấp dẫn, trở thành điểm nhấn thương hiệu cho du lịch Hoằng Hóa.
Sáng 15/4, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị triển khai công tác lễ tân - hậu cần phục vụ Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và TP Sầm Sơn.
Sáng 11/4/2024, tại Hà Nội, 4 tỉnh (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh với chủ đề 'Một hành trình - Nhiều trải nghiệm'.
Những năm gần đây, Thanh Hóa là một trong những địa phương thu hút lượng lớn khách du lịch trong cả nước. Tuy nhiên, số ngày lưu trú và khả năng chi tiêu của khách du lịch vẫn còn ở mức thấp so với một số tỉnh lân cận. Thúc đẩy phát triển du lịch đêm đã và đang là hướng đi mới nhằm góp phần giải quyết thực trạng 'thừa chỗ ngủ, thiếu chỗ chơi' của du lịch Thanh Hóa.
Sáng 11/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước về du lịch năm 2024.
Chiều 31/1, UBND huyện Bá Thước tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 479/NQ-HĐND, ngày 14/12/2023 của HĐND tỉnh khóa XVIII về việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Cành Nàng.
Theo lãnh đạo huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) 4 tượng linh vật rồng gây tranh cãi được chủ đầu tư điểm du lịch lý giải là tường rào cách điệu, và đẹp hay không đẹp, xấu hay như thế nào thì tùy mỗi người
Tối 27/1, tại Công viên Hội An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với UBND TP Thanh Hóa tổ chức khai mạc Chương trình nghệ thuật tối thứ bảy hằng tuần, với chủ đề 'Điểm hẹn cuối tuần'. Đây là một trong chuỗi các hoạt động phục vụ phát triển du lịch tại thành phố trong quý I năm 2024 theo kế hoạch phối hợp giữa Sở VHTT&DL và UBND TP Thanh Hóa.
Năm thứ ba liên tiếp, truyền thông tiếp tục dậy sóng với 'linh vật năm' được chế tác, bày biện trong một khu du lịch tư nhân tại huyện Quảng Xương.
Đại úy công an cứu cô gái bị hiếp dâm bên đường; Trụ trì Chùa Ba Vàng bị xử phạt 7,5 triệu đồng;… là những tin tức đáng chú ý trong ngày.
Liên quan tới linh vật rồng giống 'giun' xuất hiện ở khuôn viên du lịch của Công ty SOTO huyện Quảng Xương, Sở VH-TT&DL Thanh Hóa đã vào cuộc kiểm tra.
4 linh vật rồng được tạo hình đón Tết Giáp Thìn 2024 ở Thanh Hóa có hình thù trông kỳ lạ, hài hước đang gây 'bão' mạng xã hội.
Theo đại diện Sở Văn hóa, Thể thao vào Du lịch (VH-TT-DL) Thanh Hóa, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra vụ linh vật rồng gây tranh cãi trên mạng xã hội những ngày qua vì 'trông ốm yếu, còi cọc'
Năm 2024, cùng với công tác tổ chức và phát triển hội viên, việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa quan tâm triển khai, thực hiện có hiệu quả.
Năm nay dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch kéo dài 3 ngày (30, 31/12/2023 và 1/1/2024), dự kiến lượng khách đến tham quan các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ tăng mạnh. Nắm bắt trước tình hình và nhu cầu của khách du lịch, đến thời điểm hiện nay các khu, điểm du lịch đã, đang khẩn trương chỉnh trang điểm đến, phát triển dịch vụ, trải nghiệm mới, sẵn sàng phục vụ du khách.
Không dừng lại ở việc tổ chức hội nghị liên kết với các nội dung giới thiệu tiềm năng, trao đổi, thảo luận giữa các địa phương, doanh nghiệp,... thời gian gần đây tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức một số hoạt động bên lề hội nghị như: trình diễn, giới thiệu ẩm thực; cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp; giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu du lịch; trình diễn di sản văn hóa phi vật thể... Qua đó bức tranh du lịch Thanh Hóa đầy màu sắc được giới thiệu một cách sinh động đến các doanh nghiệp, địa phương là trọng điểm du lịch trong cả nước.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đón gần 12 triệu lượt khách du lịch, tăng 12,6% so với cùng kỳ 2022 và đạt 99,2% kế hoạch năm 2023.
Sáng 25/11, tại Nhà hát Ca - Múa - Kịch Lam Sơn (TP Thanh Hóa), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc Chương trình truyền thông giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường THCS trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Năm 2022, Liên hoan Văn nghệ dân gian 'Chuyện tình Pha Dua' - Phiên chợ vùng cao được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức thành công tốt đẹp. Tiếp nối mạch nguồn đó, Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội 'Hương sắc vùng cao' được tổ chức tại huyện Thường Xuân từ ngày 11-12/11/2023 đã để lại dấu ấn khó quên.
Tối 11/11, tại SVĐ huyện Thường Xuân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức khai mạc Liên hoan văn nghệ dân gian – Phiên chợ vùng cao và Lễ hội văn hóa 'Hương sắc vùng cao'.
Ngày 4/9, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết: Dịp nghỉ lễ mừng Quốc khánh 2/9 năm nay, doanh thu du lịch của tỉnh tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế hơn 8 tháng năm 2023, Thanh Hóa đón được 11.615.600 lượt du khách, tổng thu du lịch đạt 22.477 tỷ đồng.
Dự kiến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ đón một lượng lớn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng dịp lễ Quốc khánh 2/9. Do đó, ngành chức năng, chính quyền các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn, mang đến cho du khách kỳ nghỉ lễ ý nghĩa.
Năm nay, dịp lễ Quốc khánh 2-9, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày (từ ngày 1 đến ngày 4-9). Đây là dịp nghỉ lễ cuối cùng trong năm, với số lượng khách đặt phòng trước tại các cơ sở lưu trú 3 - 5 sao, dự kiến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ đón một lượng lớn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Do đó, việc bảo đảm an ninh, an toàn, mang đến cho du khách kỳ nghỉ lễ ý nghĩa đã, đang được các điểm đến tăng cường, chú trọng.
Hơn 100 khu, điểm, và cơ sở lưu trú du lịch tại Thanh Hóa đã được số hóa thông qua việc sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý khai thác và cơ sở dữ liệu du lịch tỉnh.
Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Nắng nóng kéo dài, giao thông thuận lợi nên mỗi dịp cuối tuần, biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) lại đón rất đông người đổ về 'giải nhiệt'.
Sức hút của du lịch Thanh Hóa đối với du khách trong 6 tháng đầu năm là cơ sở để tỉnh hoàn thành mục tiêu đón trên 12 triệu lượt du khách trong năm 2023.
'Với thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc sắc, trải dài từ miền núi, trung du đến ven biển và hải đảo. Cùng với đó là lợi thế về hạ tầng giao thông đồng bộ; nhiều tổ hợp dự án du lịch quy mô lớn của các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu cả nước đang tiếp tục được đầu tư và sẽ sớm đi vào hoạt động... Du lịch Thanh Hóa còn có thể tiến xa hơn nữa, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là trọng điểm phát triển du lịch của cả nước' - đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định.
Sáng 7-7, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở - điện ảnh năm 2023.
Mỗi dân tộc thiểu số miền Tây xứ Thanh đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Trải qua những biến cố lịch sử, các lễ hội đã bị mai một, thất truyền. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh và các ngành chức năng, lễ hội ở nhiều huyện miền núi được phục dựng, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chiều 15-6, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe dự thảo báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh về tình hình thực hiện Quyết định số 623-QĐ/TU, ngày 23-7-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch (CTPTDL) Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Dự hội nghị có các thành viên Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh.
Cùng với du lịch xanh, phát triển du lịch gắn liền với các hoạt động trải nghiệm đang được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng, hướng đến phát triển đa dạng sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Sau đại dịch COVID-19, du lịch sinh thái cộng đồng đã, đang trở thành xu hướng trong các hành trình du lịch xanh, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Với người dân bản địa, nếu biết cách tính toán, tận dụng cảnh quan thiên nhiên và nguồn vốn văn hóa đặc sắc thì du lịch cộng đồng chính là sinh kế bền vững để nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần một cách hiệu quả.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, việc địa phương đón được lượng du khách khủng cao nhất cả nước với gần 1,2 triệu lượt là do công tác chuẩn bị cộng với những yếu tố khách quan khác