Du lịch khám phá đời sống chim hoang dã (birdwatching) đã ra đời và phát triển cả trăm năm qua trên thế giới và các tour du lịch ngắm chim thường có mức giá nhiều nghìn USD. Loại hình du lịch này đang trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, được đón nhận tại Việt Nam. Theo thống kê, nước ta có khoảng 920 loài chim đặc hữu, di trú và là 'kho báu' vô giá của thiên nhiên, đã và đang mời gọi những bước chân đam mê theo bóng chim trời, dù phải lặn lội nơi biển xa, núi cao, rừng rậm...
Vườn quốc gia này 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, cũng là điểm đến thu hút nhiều du khách yêu thiên nhiên và các nhà nghiên cứu.
Sếu đầu đỏ từ lâu là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Nhà nước đang thực hiện đề án hơn 185 tỉ đồng để thu hút sếu đầu đỏ trong chục năm tới.
'Tháng 3/2024, chúng tôi đi kiểm tra thiết bị phòng cháy ở vùng lõi khu A5 tình cờ phát hiện 4 cá thể sếu đầu đỏ về lại vườn sau vài năm vắng bóng. Khi ấy mọi người mừng quýnh, lấy điện thoại quay lại. Đàn sếu bay ngang tầm mắt rồi từ từ hạ cánh đáp xuống khu rừng tràm. Khoảng 30 phút sau, cả đàn tung cánh bay lên, lượn vòng quanh rồi bay đi', ông Lê Ngọc Thanh, cán bộ Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) nhớ lại.
Nhắc đến Đồng Tháp, không thể không nhắc tới hình ảnh những đàn sếu đầu đỏ bay lượn, hót vang trên vùng đất ngập nước Tràm Chim. Đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032 là một trong những nỗ lực của tỉnh Đồng Tháp để phục hồi và phát triển loài động vật có tên trong Sách đỏ, một trong những biểu tượng của địa phương này. Mục tiêu đề án là nuôi thả 100 con sếu đầu đỏ có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm tại vườn quốc gia Tràm Chim.
Trong 10 năm tới, Đồng Tháp sẽ tập trung bảo tồn Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Đây là loài chim quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ ở Đồng Tháp bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên.
Đó là ý kiến kết luận của đồng chí Phạm Thiện Nghĩa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh Đồng Tháp với Trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2024, vào sáng ngày 25/10.
Vườn quốc gia là khu vực có rừng nguyên sinh hay biển được bảo tồn bằng theo các quy định pháp luật của Việt Nam. Những khu vườn quốc gia này có hệ động thực vật đa dạng đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo du khách trong ngoài vùng.
Chiều ngày 8/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện cùng lãnh đạo sở, ngành tỉnh có buổi tiếp và làm việc với Quỹ Coca-Cola và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-VN).
Du lịch Đồng Tháp có nhiều khởi sắc nhờ tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng, nhiều sản phẩm đặc thù, gia tăng nguồn lợi, chuỗi giá trị kinh tế.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng đến nay, du lịch đường sông ở Việt Nam vẫn phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều tour hiện có rất ít khách du lịch, thậm chí có thể phải dừng khai thác.
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử và bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch, tỉnh Đồng Tháp sẽ thực hiện mô hình 'Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa huyện Tháp Mười', thời gian thực hiện từ tháng 9/2024 đến tháng 12/2025.
LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề 'Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)' do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.
Thứ tưởng chừng bỏ đi như vỏ tràm khô, qua bàn tay tài hoa, tỉ mẩn của một thầy giáo ở Đồng Tháp lại trở thành món quà độc đáo, ý nghĩa. Hình ảnh vùng đất Đồng Tháp Mười với những cánh sếu tung bay cũng nhờ đó được vươn xa.
Nếu bạn là một người đam mê khám phá, hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ thì những khu vườn quốc gia dưới đây sẽ là lựa chọn vô cùng hợp lý.
Kỳ đà hoa có tên trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới, nằm trong danh mục cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.
UBND tỉnh vừa xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim năm 2022-2032 được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, đưa về nuôi thả 100 con sếu.
Với lòng yêu mến thiên nhiên, nặng lòng với sếu đầu đỏ, đã thôi thúc thầy Nguyễn Văn Cảnh miệt mài nghiên cứu và tái hiện những nét sinh hoạt sống động của loài sếu bằng những bức tranh được làm từ vỏ tràm khô của Vườn Quốc gia Tràm Chim.
'Một bầy tang tình con xít...', bài dân ca gắn liền với người Việt sử dụng hình ảnh con chim xít, một loài đặc trưng trong Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp, còn được gọi là chim trích cồ.
Mới đây, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật TPHCM) thông tin về đề xuất xây 2 hồ chứa nước ngọt ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp và huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với tổng kinh phí đầu tư khoảng 135.000 tỷ đồng. Việc này theo đánh giá của chuyên gia là có sự hiểu lầm về tình hình hạn mặn, không mang tính khả thi.
Sáng ngày 26/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện chủ trì buổi làm việc với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam.
Trước đó, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh phối hợp Hội Khoa học kinh tế và quản lý TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long'.
Năm 2023, du lịch Đồng Tháp đã phục hồi tích cực khi đón 4 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch hơn 1.900 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 4 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về lượt khách đến. Năm nay, Đồng Tháp phấn đấu thu hút 4,2 triệu lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, trong đó có khoảng 50.000 khách quốc tế và tổng doanh thu từ du lịch đạt 2.000 tỷ đồng.
Những ngày cuối tháng 6, trên các ô bao được người dân bơm nước để cày xới đất chuẩn bị xuống giống ở xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có hàng nghìn con cò ốc bay về, phủ trắng xóa cả đồng.