GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02% so với năm trước, cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022, tuy vậy nếu xét theo từng quý, GDP quý IV chỉ tăng trưởng 5,92%, thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011 – 2019. Đáng chú ý là tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu mất đơn hàng, cắt giảm lao động đang diễn ra trầm trọng hơn… Những khó khăn này thách thức mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023.
Dù chịu tác động lớn của tình hình thế giới, tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) vẫn đạt 6,42%. DN lạc quan với tình hình sản xuất, kinh doanh trong nửa cuối năm 2022.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tài chính, tình hình giải ngân vốn đầu tư công qua gần nửa năm vẫn chậm. Tính đến hết ngày 31/5, giải ngân của các bộ, ngành, địa phương ước tính chỉ hơn 122.241 tỷ đồng, chỉ đạt gần 26% kế hoạch năm.
Giải ngân vốn đầu tư công được coi là giải pháp có ý nghĩa quan trọng nhất để bù đắp phần thiếu hụt tăng trưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, để giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% theo yêu cầu của Chính phủ, cần sự quyết liệt, tăng tốc hơn nữa từ các cấp, ngành, địa phương và chế tài mạnh tay xử lý các dự án chậm giải ngân.
Tăng trưởng GDP quý I/2020 của Việt Nam ước đạt 3,82%, nhưng so với nhiều nền kinh tế khác, các chuyên gia khẳng định, kết quả này đạt mức khá.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Vì vậy, thúc đẩy đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp để giữ tăng trưởng kinh tế. Quý I-2020, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đã cải thiện so với cùng kỳ những năm trước, song vẫn chưa đạt mục tiêu mong muốn. Điều đó đặt ra yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa.
Chỉ cách đây vài tháng, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng, các khu công nghiệp như Tổ hợp khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng) không lúc nào nghỉ ngơi vì phải đón tiếp các đoàn nhà đầu tư quốc tế tới thăm viếng. Giờ đây, khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, các khu công nghiệp như Deep C cũng trở nên vắng lặng.
Giải ngân vốn đầu tư công là vấn đề luôn 'nóng' trong những năm gần đây, nhất là năm 2019 khi nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đến trung tuần tháng 10-2019, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất chậm, ở mức thấp, nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương nên 2 tháng cuối năm, đã có sự bứt phá. Qua đây, đã rút ra những kinh nghiệm quan trọng để giải ngân vốn đầu tư công tốt hơn trong năm 2020, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan…
Mục đích đánh giá lại quy mô GDP, là để thấy đúng bức tranh, năng lực kinh tế, hiệu quả các chính sách kinh tế. Việc đánh giá lại quy mô GDP còn được sử dụng để xây dựng các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.
Dòng vốn FDI từ Trung Quốc có thể khiến Việt Nam trở thành 'cứ điểm' hàng hóa để DN Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang Mỹ và EU.