Sau 4 ngày phát động trong toàn lực lượng, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương đã quyên góp được hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ bà con chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão Yagi. Trong đó, có hơn 1,8 tỷ đồng tiền mặt và 460 triệu đồng tiền hiện vật.
Sau 2 ngày ròng rã vận chuyển, thuốc, nước sạch, cháo tươi… do Đoàn Thanh niên Tổng cục Quản lý thị trường gửi lên đã đến tận tay bà con Làng Nủ, huyện Bảo Yên.
Ngày 12/9, ba hãng hàng không là Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietjet đã bắt đầu vận chuyển gần 50 tấn hàng hóa cứu trợ đến các tỉnh thành phía Bắc có người dân bị ảnh hưởng vì bão lụt.
Chiều ngày 12/9/2024, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Lễ phát động, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Ngày 12/9/2024, Đoàn thanh niên cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) tổ chức hỗ trợ, cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Thuốc, nước sạch, cháo tươi... do Thanh niên Tổng cục Quản lý thị trường gửi đã tới Cục Quản lý thị trường Yên Bái, chuẩn bị được trao tới tay bà con vùng ngập.
150 thùng cháo tươi ăn liền đóng gói, tương đương 1,2 tấn hàng hóa, đã được Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam VACIP (gửi từ Thành phố Hồ Chí Minh) ra cứu trợ người dân vùng lũ miền bắc trong tối 11/9.
Các chuyến bay QH278 sau khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài đã được đại diện Bamboo Airways đón hàng, bàn giao cho đại diện VACIP tại Hà Nội.
Ngay ngày đầu tiên trong chiến dịch 'Cánh bay yêu thương', Bamboo Airways đã vận chuyển hỏa tốc khoảng 1,2 tấn hàng hóa để cứu trợ đồng bào vùng lũ đến Hà Nội trên hai chuyến bay QH278 và QH286.
Hiện nay, lực lượng thanh niên Quản lý thị trường cả nước đã và đang chung tay quyên góp, ủng hộ bà con các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ.
Sáng 12-9, Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, những lô hàng cứu trợ đồng bào vùng lũ đầu tiên được Bamboo Airways vận chuyển hỏa tốc miễn phí từ thành phố Hồ Chí Minh đã đến Hà Nội.
Nhằm thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh vàng.
Chống hàng giả trên thương mại điện tử (TMĐT) tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025.
7 tháng năm 2024, Quản lý thị trường cả nước phát hiện, xử lý 30.070 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 338 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu 124 tỷ đồng.
Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính. Vì thế, việc trang bị kiến thức phân biệt hàng giả, hàng thật cho cán bộ đảm nhận nhiệm vụ phòng, chống buôn bán hàng giả là yêu cầu cấp thiết.
Với sự quyết tâm, đổi mới, sáng tạo, đoàn kết trong chỉ đạo, điều hành, cùng với tinh thần chủ động, vượt khó, phát huy nội lực, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc (Cục QLTT Vĩnh Phúc) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong 6 tháng đầu năm 2024. Qua đó, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước tăng về quy mô, số vụ việc với diễn biến ngày càng phức tạp. Do vậy định danh người bán hàng qua thương mại điện tử (TMĐT) để chống hàng giả là cần thiết.
Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, qua các vụ việc do lực lượng chức năng kiểm tra trong thời gian gần đây, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sản xuất trong nước tăng dần về quy mô, số vụ việc với diễn biến ngày càng phức tạp.
Ngày 17/5, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Giang phối hợp với Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) và Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ S&O tổ chức hội nghị hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả năm 2024.
Trong đợt cao điểm cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Cục QLTT Quảng Bình liên tiếp phát hiện, bắt giữ các vụ vận chuyển hàng giả, hàng lậu, hàng cấm trên khâu lưu thông.
Thông tin hoạt động từ các địa phương, đơn vị, tổ chức hội, đoàn thể… trong tỉnh.
Cục QLTT Long An phối hợp Hiệp hội VACIP tổ chức hội thảo phân biệt, nhận diện hàng thật, hàng giả đối với một số sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngày 23/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) tổ chức hội thảo phân biệt hàng thật, hàng giả một số nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ tại Việt Nam.
Ngày 22/9, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp tổ chức Hội nghị phân biệt hàng thật, hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư tại Việt Nam.
Sáng 6-11, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) tổ chức hội thảo phân biệt hàng thật, hàng giả năm 2020.
Cục Quản lý Thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) tổ chức tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả. Lớp tập huấn nhằm giúp lực lượng thực thi công vụ nắm rõ các chi tiết trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.