Bệnh viêm da nổi cục trên gia súc bùng phát mạnh ở một số địa phương của Quảng Ngãi, gây tổn thất nặng cho người chăn nuôi.
Thời gian qua, dịch bệnh viêm da nổi cục xuất hiện nhiều ở đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, khiến người dân lo lắng. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn vận chuyển, buôn bán trâu bò trái phép qua biên giới.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành yêu cầu triển khai Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng-chống dịch bệnh động vật tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Sau gần 1 năm tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu, bò, đến nay, khả năng bảo hộ của vắc xin đang giảm dần, nguy cơ dịch bệnh xuất hiện và lây lan trở lại là rất lớn. Trước tình hình đó, cơ quan chuyên môn và các địa phương đang chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn trâu, bò.
Sau gần 1 năm tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn gia súc, đến nay, khả năng bảo hộ của vắc xin đang giảm dần, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh là rất lớn. Trước tình hình đó, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đang chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.
Tiêm phòng cho đàn vật nuôi có vai trò quan trọng , giúp hạn chế dịch bệnh. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi tại huyện Bình Gia còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ tiêm phòng hằng năm cho đàn vật nuôi trên địa bàn luôn đạt mức thấp, khoảng 40 đến 50%.
Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò (VDNC) lần đầu tiên xuất hiện tại Tây Ninh vào ngày 7.7.2021 ở ấp Bến Cừ, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, sau đó, bệnh tiếp tục xảy ra tại một số địa bàn khác trong tỉnh, đến nay dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế, nhưng nguy cơ bệnh VDNC tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Khi thời tiết ấm dần cũng là điều kiện để các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi bùng phát, trong đó có dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp để phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc triển khai 'Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm'.
Những năm qua, ngoài hậu quả của thiên tai, thời tiết diễn biến bất thường, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn do dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Đáng quan tâm là thời gian gần đây, bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đã xảy ra ở các địa phương, gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi, tác động bất lợi đến sự phát triển của ngành chăn nuôi trong tỉnh. Trước thực trạng đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát, khống chế bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật, ngày 10/2/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số: 478/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2030.
Sau 3 tháng công bố hết dịch viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu bò, ngày 15-2, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) ghi nhận trường hợp bò bị mắc bệnh VDNC tại hộ anh Ksor Flool (tổ 10, phường Đoàn Kết).
Sáng 11.2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên động vật năm 2022. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì.
Sáng nay (11-2), tại điểm cầu Bình Phước, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tham dự Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị.
Tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh VDNC theo nguyên tắc tuân thủ và thực hiện những nội dung, giải pháp tại kế hoạch quốc gia và các văn bản của Bộ NN&PTNT, văn bản hướng dẫn kỹ thuật của Cục Thú y.
Ngày 13-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên đã ký ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về việc phòng-chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030.
Tính đến tháng 8.2021, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Bến Cầu là 18.928 con. Trong đó 9.640 con trâu, bò (chăn nuôi trang trại) và 9.288 con trâu, bò (chăn nuôi nông hộ).
Do nhiều nguyên nhân, đến thời điểm này, việc tái đàn gia súc, gia cầm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn chưa được người chăn nuôi đẩy mạnh. Tuy nhiên, theo dự báo của ngành Nông nghiệp, nguồn cung gia súc, gia cầm vẫn đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.TÁI ĐÀN CHƯA MẠNH
Năm 2021, ngành Nông nghiệp đối diện không ít khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thêm vào đó, 23 đợt thiên tai khiến ngành Nông nghiệp thiệt hại lên đến 50 tỷ đồng; dịch bệnh Tả lợn châu Phi (TLCP), viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu, bò chưa có vắc xin điều trị; nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu, mục tiêu quốc gia dành cho ngành Nông nghiệp kết thúc giai đoạn đầu tư… Song, với sự quyết tâm, quyết liệt, điều hành linh hoạt của các cấp, ngành, nông nghiệp vẫn có bứt phá ấn tượng, làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Trong năm qua, công tác phát triển chăn nuôi tại Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra, ngoại trừ đàn gia cầm vượt chỉ tiêu kế hoạch, còn lại các vật nuôi khác chưa đạt kế hoạch đề ra.