VN-Index tháng 1-2024 tăng hơn 3%, đạt 1.164 điểm. Dòng tiền ào ạt đổ vào thị trường, chứng khoán khởi sắc với thanh khoản gia tăng 4,6%, bình quân 16.531 tỉ đồng. Đặc biệt, khối ngoại quay lại mua ròng với giá trị mua ròng 1.304 tỉ đồng.
Trong tháng đầu của năm 2024, hầu hết các chỉ số trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đều tăng điểm, cho thấy tâm lý lạc quan và kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng tốt đẹp, thăng hoa trong năm con Rồng.
Đến hết tháng 1/2024, trên HOSE có 41 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam...
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.164,31 điểm, VNAllshare đạt 1.182,55 điểm, VN30 đạt 1.166,33 điểm; tăng lần lượt 3,04% , 2,34% , 3,08% so với tháng 12/2023.
Chiều nay sẽ là phiên lượng thanh khoản khổng lồ hôm 4/1 về tài khoản và ngay từ sáng đã xuất hiện lực bán tăng lên. Các chỉ số lẫn cổ phiếu trượt giá dần trong nửa sau phiên sáng dù mức độ chưa mạnh. Thanh khoản hai sàn đã tăng hơn 21% cho thấy dòng tiền vẫn đang sẵn sàng đón nhận khối lượng ngắn hạn thoát ra...
Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay vẫn bán ra dữ dội, nhưng đó không còn là sự kiện tâm điểm nữa. Thị trường đột ngột rơi vào một đợt bán tháo mạnh và hạ giá liên tục, đẩy thanh khoản khớp lệnh hai sàn vọt lên tới gần 19,6 ngàn tỷ đồng, cao nhất 11 tuần. Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản đang là tâm điểm giảm giá...
Nhịp nảy 4 phiên liên tục đã dừng lại hôm nay khi VN-Index đóng cửa giảm 9,37 điểm tương đương -0,86%. Tác động của nhóm cổ phiếu lớn là rất rõ ràng khi VN30-Index rơi sâu nhất trong các chỉ số. Không chỉ vậy, độ rộng rất hẹp và mặt bằng giá thấp hơn hẳn buổi sáng xác nhận chiều nay dòng tiền tiếp tục thoái lui sâu...
VN-Index dao động chập chờn trong phiên sáng nay và chốt tăng yếu 1,07 điểm (+0,1%) nhưng độ rộng duy trì mức phân hóa tích cực cho thấy ảnh hưởng chủ yếu đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn. Thanh khoản duy trì tương đương sáng hôm qua và khối ngoại bước sang phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp...
Thị trường chứng khoán có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật trong phiên hôm nay 1/11 và chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động gần vùng 1.020 điểm. Điểm tích cực là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có dấu hiệu chững lại đà giảm, nhưng rủi ro ngắn hạn của thị trường vẫn ở mức cao cho nên đà giảm ngắn hạn có thể sẽ còn tiếp diễn.
Sau 9 tháng giao dịch với nhiều phiên tăng, giảm đan xen, chỉ số VN-Index tăng 147,06 điểm, tương ứng tăng 14,6% so với cuối năm 2022.
Thanh khoản phiên chiều nay có tín hiệu phục hồi, giao dịch tăng khoảng 25% so với phiên sáng nhưng tổng thể cũng chỉ chưa tới 7.500 tỷ đồng trên hai sàn. Giao dịch quá ít khiến hôm nay HoSE và HNX lập đáy thanh khoản trong 3 tháng với hơn 13.500 tỷ đồng khớp lệnh. Trong bối cảnh thanh khoản kém, nhóm vốn hóa nhỏ, giao dịch ít lại có lợi thế, thậm chí 11 mã kịch trần, gần trăm mã khác tăng hơn 1% và blue-chips chỉ đóng góp 4 mã...
Loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục tăng rất tốt trong phiên chiều,giúp gia tốc đà đi lên của VN-Index. Tuy nhiên nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ mới thực sự mạnh, hàng loạt tăng 4%-5% thậm chí 15 mã kịch trần. Trong khi thanh khoản sụt giảm, duy nhất nhóm smallcap lại thu hút dòng tiền tăng...
Kết phiên hôm nay ngày 14/9, sắc đỏ gần như chiếm trọn bảng điện, VN-Index giảm 14,58 điểm (tương đương 1,18%) xuống còn 1.223,8 điểm.
Áp lực bán tiếp tục tăng cao trong sáng nay nhưng bên mua bắt đầu lùi giá nhiều hơn, hệ quả là giá cổ phiếu sụt giảm trên diện rộng. Khả năng cân bằng giữa các trụ giúp VN-Index chỉ giảm 6,17 điểm, nhưng biên độ giảm ở cổ phiếu là khá lớn. Các mã bất động sản đang chịu sức ép rất mạnh...
Dòng tiền vẫn đổ mạnh vào thị trường trong phiên ngay trước kỳ nghỉ lễ dài cho thấy tâm lý hưng phấn lẫn độ kỳ vọng rất cao cho thị trường tháng 9. Nhóm cổ phiếu bất động sản thu hút dòng tiền ấn tượng và hầu hết các mã giao dịch lớn nhất đều tăng giá. VN-Index được các cổ phiếu blue-chips nâng lên mức 1.222,34 điểm, tăng 0,76% so với tham chiếu...
Thị trường chứng khoán tăng mạnh, vượt mốc 1.240 điểm trong phiên 16/8 nhờ lực đẩy của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn; trong đó, đáng chú ý là nhóm cổ phiếu họ Vingroup.
Dòng tiền trở lại mạnh mẽ hôm nay, đặc biệt VIC và STB giao dịch khổng lồ, đã giúp nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng tăng tốt nhất thị trường. Với độ rộng vẫn nhỉnh hơn ở phía giảm, ngay cả hai nhóm này cũng có mã yếu, nhưng cơ bản là tăng tốt và dẫn dắt điểm số. Sau phiên sụt giảm mạnh hôm qua, thanh khoản 3 sàn hôm nay cũng quay lại mức trên 24 ngàn tỷ đồng...
Sự suy yếu trở lại quá nhanh của nhóm cổ phiếu blue-chips khiến thị trường sáng nay chậm chạp. Đặc biệt VIC quay đầu giảm khiến giao dịch ở nhóm vốn hóa lớn càng kém, nhất là khi dòng tiền vào nhóm này sụt giảm nhanh chóng. Giao dịch ổn định hơn trong nhóm penny, nhiều mã vẫn rất nóng...
Đà tâm lý được duy trì khá tốt trong phiên sáng nay tiếp nối diễn biến bắt đáy cuối tuần trước. Sau nửa đầu phiên giằng co, từ 10h45 trở đi đà tăng rõ ràng. Nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán dẫn dắt cả về điểm số lẫn thanh khoản, giúp VN-Index đang chốt ở mức cao nhất....
Một vài phút đầu phiên chiều nay chỉ số nhích qua tham chiếu phát tín hiệu giả, trước khi toàn thị trường đổ đèo. VN-Index giảm mạnh suốt toàn thời gian còn lại với độ rộng thu hẹp rất nhanh, phản ánh áp lực tháo đang diễn ra trên diện rộng. Một vài trụ lớn vẫn gắng sức nâng đỡ nhưng không thể nào cưỡng lại sức ép của đại đa số còn lại...
Lực cầu bắt đáy ở vùng giá thấp và thanh khoản tốt cho thấy dòng tiền vẫn đang rất mạnh, là động lực giúp VN-Index có thể hướng về 1.280 - 1.300 điểm.
Đợt giao dịch ATC chiều nay rổ VN30 đột ngột xuất hiện các lệnh mua bán cực lớn. Thoạt nhìn tưởng như sẽ xuất hiện một đợt xả bất ngờ, nhiều mã còn dự kiến khớp giá sàn. Tuy nhiên đó là các giao dịch tái cơ cấu theo chỉ số VN30 của các quỹ ETF với tổng tài sản khoảng 9.200 tỷ đồng. Lực mua bán đối ứng khá cân bằng khiến giá đóng cửa biến động rất ít, đồng thời đẩy thanh khoản sàn HoSE lên trên 22 ngàn tỷ đồng khớp lệnh...
Dư âm cuộc họp về 'giải cứu' bất động sản hôm qua vẫn còn. Sáng nay dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản trong bối cảnh thanh khoản chung sụt giảm. Hầu hết các cổ phiếu bất động sản 'đình đám' đều tăng, đặc biệt cặp đôi VIC, VHM kéo điểm gần hết cho VN-Index...
Thị trường chứng khoán đang chứng kiến nhịp hồi nhanh và mạnh nhất kể từ đầu năm nay, giúp chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 1.200 điểm đầy thuyết phục.
Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết trên HOSE đạt trên 143,36 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa đạt hơn 4,87 triệu tỷ đồng, tăng 9,11% so với tháng trước, chiếm hơn 94,24% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị trường và tương đương 51,23% GDP năm 2022 (GDP theo giá hiện hành).
Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.222,9 điểm, tăng 9,17% so với tháng 6/2023 và tăng 21,43% so với cuối năm 2022
Mặc dù bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp trong quý 2/2023 ảm đạm nhưng nhìn chung vẫn có dấu hiệu tích cực hơn quý 1. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 7 cũng đã tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là VN-Index tăng gần 9,2% được xem là mức tăng mạnh nhất Đông Nam Á.
Tính đến thời điểm đầu tháng 8, toàn sàn HoSE có 545 mã chứng khoán niêm yết, trong đó có 393 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 13 mã chứng chỉ quỹ ETF và 136 mã chứng quyền có bảo đảm.
Độ rộng hẹp hơn, chỉ số đỏ nhẹ, blue-chips bình bình, riêng nhóm đầu cơ nhỏ thì nóng 'bỏng tay'. HoSE chứng kiến 19 cổ phiếu tiếp tục đóng giá kịch trần, phần lớn là các mã bất động sản nhỏ. Thanh khoản sàn này tăng gần 10% so với phiên trước, hoàn toàn là nhờ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ...
Áp lực bán không còn mạnh như chiều qua, nhưng vẫn đủ để ép số lớn cổ phiếu giảm giá. Hiệu ứng chủ đạo là do dòng tiền yếu. Thanh khoản hai sàn niêm yết sáng nay giảm tiếp khoảng 8% so với sáng hôm qua, trong đó HoSE giảm 10%, thấp nhất 4 phiên...
Đà hưng phấn của nhóm cổ phiếu bất động sản đã nguội đi đáng kể sáng nay. NVL vẫn tăng tốt 5,28% nhưng nhiều mã khác đã chậm lại, số lớn quay đầu giảm. Dù vậy độ rộng tổng thể của VN-Index vẫn cân bằng, chỉ là không có nhóm dẫn dắt đủ khỏe để bứt phá...
Thông tin hỗ trợ thị trường bất động sản được lan truyền đầu phiên chiều nay đã giúp nhóm cổ phiếu bất động sản khởi động một nhịp phục hồi mạnh. Đà tăng sau đó lan tỏa, kéo ngược giá nhiều cổ phiếu khác cũng lên theo. VN-Index từ chỗ giảm 7,93 điểm thành tăng 4,11 điểm lúc đóng cửa...
Áp lực bán chốt lời vẫn khá lớn sau đợt hồi phục vừa qua khiến VN-Index tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong phiên cuối tuần ngày 7/4. Đồng thời, tâm lý thận trọng quan sát khiến thanh khoản sụt giảm khá mạnh.
Các đợt chốt lời tiếp tục xuất hiện trong phiên cuối tuần và độ rộng cho thấy cổ phiếu giảm giá vẫn vượt trội. Biên độ lợi nhuận tốt trong ngắn hạn đang khuyến khích nhà đầu tư bán ra nhiều hơn, trong khi bên mua lại chờ đợi. Thanh khoản ngày cuối tuần trên hai sàn niêm yết giảm tới 35% so với phiên trước và xuống mức thấp nhất 6 phiên...
Dòng tiền khối ngoại là một trong những trụ đỡ chính cho đà tăng của thị trường chứng khoán trong nước tháng 3, kéo dài đà tăng kỷ lục của VN-Index tính từ đầu năm.
Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, trong tháng 3, giao dịch của khối ngoại diễn ra khá sôi động trên HOSE. Theo đó, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng đạt trên 52.180 tỷ đồng, chiếm hơn 12,37% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Khối ngoại đã thực hiện mua ròng trong tháng, với giá trị hơn 2.994 tỷ đồng.
Đà hưng phấn đã tụt giảm qua một đêm, áp lực bán không hẳn tăng cao mà là lực mua đã giảm xuống. Bên mua chủ đạo treo giá dưới tham chiếu khiến đà tăng không còn được duy trì. Dù vậy độ rộng vẫn còn tốt và điểm số giảm chủ yếu do các mã vốn hóa lớn ảnh hưởng...
Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh chiều nay nhưng không cản được đà hưng phấn. Một nhịp trượt giảm khá nhanh giữa phiên ép VN-Index chỉ còn tăng hơn 7 điểm để rồi sau đó lại tăng mạnh hơn. Kết phiên chỉ số đóng cửa ở mức cao nhất ngày với mức tăng 1,38%. Cổ phiếu bất động sản, ngân hàng dẫn dắt điểm số, trong đó nhiều mã bất động sản kịch trần...
Dòng tiền vào mạnh sáng nay đẩy thanh khoản hai sàn niêm yết tăng 28% so với sáng hôm qua và cao nhất 9 phiên. Điểm tốt là thanh khoản thể hiện sự tự tin đang cao và nhà đầu tư xuống tiền mạnh tay. Tín hiệu cần thận trọng là bắt đầu có hiện tượng chốt lời ngắn hạn rõ ràng hơn...
Môt nhịp tăng khá mạnh bất ngờ xuất hiện trong phiên chiều nay đưa VN-Index tăng 0,69% tương đương hơn 7 điểm trước khi lại bị các cổ phiếu vốn hóa lớn ép xuống và kết phiên chỉ còn tăng 1,69 điểm. Dù chỉ số đánh võng nhưng cổ phiếu vẫn duy trì được mặt bằng giá ổn định tích cực. Nhóm bất động sản giao dịch mạnh, nhiều mã kịch trần...
Thị trưởng mở đầu tuần mới đã phá vỡ biên độ dao động hẹp kéo dài 7 phiên vừa qua khi áp lực bán hạ giá dâng cao. VN-Index lao dốc suốt cả phiên, chốt ở mức thấp nhất, giảm 1,33% so với tham chiếu. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 15 phiên...
Quy mô mua vào của khối ngoại chiều nay khá thất vọng, chỉ nhỉnh hơn buổi sáng một chút. Trong khi đó nhà đầu tư trong nước lại tiếp tục bán mạnh khiến những nỗ lực phục hồi giá của cổ phiếu bất thành. So với hôm qua, khối ngoại mua vào giảm tới 25% về giá trị...
Những rắc rối từ bên kia đại dương vẫn có chút ảnh hưởng tới thị trường trong nước phiên đầu tuần. Tuy nhiên mức giảm khá nhẹ và dòng tiền 'canh me' mua giá thấp hoạt động mạnh mẽ đẩy thanh khoản tăng 25%, đồng thời kéo khá nhiều cổ phiếu đảo chiều tăng thành công. VN-Index kết phiên sáng đã vượt nhẹ tham chiếu 0,22%...
Thị trường diễn biến rất bất ngờ phiên chiều: Đà tăng bùng nổ buổi sáng đã không thể lôi kéo thêm dòng tiền vào, thanh khoản sụt giảm trong khi lực bán lại tăng. Toàn bộ giao dịch chiều nay là một nhịp trượt dốc, với cổ phiếu hạ độ cao hàng loạt khiến VN-Index từ chỗ tăng gần 18 điểm đã 'teo tóp' lại còn hơn 2 điểm...
Thị trường chứng khoán đã trải qua tháng 2 điều chỉnh giảm mạnh và xu hướng này vẫn chưa kết thúc. Nhiều dự đoán cho thấy, dù gam màu trầm vẫn chủ đạo, song cơ hội cho thị trường chứng khoán tháng 3 có thể sẽ khả dĩ hơn, nhất là giai đoạn cuối tháng.
Dòng tiền mua giá cao tiếp tục thiếu hụt trong khi lượng hàng bắt đáy về không còn lời lãi bao nhiêu khiến nhu cầu bán ra tăng cao. Độ rộng rất hẹp và VN-Index bốc hơi 0,77% sáng nay cho thấy có sức ép sốt ruột từ phía người cầm cổ. Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản đang dẫn đầu xu hướng lao dốc...
Trong tháng 2 nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng chứng khoán với giá trị hơn 571,8 tỉ đồng. Xu hướng bán ròng của khối ngoại được dự báo nhiều khả năng vẫn còn tiếp diễn trong ngắn hạn.
Trong tháng Hai, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HOSE đạt trên 48 nghìn tỷ đồng - chiếm hơn 12% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường; khối ngoại bán ròng gần 572 tỷ đồng.
Sau khi duy trì đà mua ròng liên tiếp kể từ cuối tháng 10/2022, khối ngoại bất ngờ đảo chiều và có xu hướng bán ròng trở lại trong tháng 2/2023. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến VN-Index và các chỉ số chứng khoán chịn trên HOSE đều giảm điểm đáng kể trong tháng này.
Trong báo cáo tổng hợp thông tin giao dịch cổ phiếu trên HOSE, HPG là cổ phiếu có khối lượng và giá trị giao dịch lớn nhất, trong khi VCB là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trong tháng 2/2023.