Đức ghi nhận 262.539 ca mắc mới trong 24 giờ qua, tăng 22% so với một tuần trước đó, đưa tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên gần 17,7 triệu ca.
Ngày 16/3, Đức thông báo tỷ lệ mắc mới trong 7 ngày cao kỷ lục trong bối cảnh nước này chuẩn bị tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc đứng đầu thế giới về số ca mắc mới COVID-19, với 362.328 ca, trong khi số ca tử vong tại Mỹ trong 24 giờ qua cao nhất thế giới, với 863 ca.
Số ca lây nhiễm Covid-19 đang tăng mạnh tại Đức khiến hệ thống y tế nước này rơi vào tình trạng quá tải, trong khi tại Pháp số ca mắc nhiễm tăng nhẹ trở lại và có thể tăng mạnh trở lại trong bối cảnh các biện pháp phòng ngừa gần như đã được gỡ bỏ.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 11/3 cảnh báo nước này đang rơi vào tình trạng 'y tế nguy cấp' mới, khi số ca mắc COVID-19 theo ngày liên tiếp ghi nhận 'kỷ lục buồn'.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, từ ngày 20/3, Đức sẽ gỡ bỏ hầu hết quy định phòng chống dịch COVID-19 và chỉ duy trì một số biện pháp bảo vệ cơ bản như đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và xét nghiệm để bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong các viện dưỡng lão hoặc bệnh viện.
Những ngày qua, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây tác động ngày càng lớn đến nhiều nước.
Theo kết quả nghiên cứu, bất kỳ ai đã mắc Covid-19 đều có thể dễ dàng bị nhiễm lại một thời gian ngắn sau đó.
Đức chính thức loại bỏ Việt Nam ra khỏi những nước có nguy cơ cao về dịch bệnh.
Mặc dù nhiều số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn đối với trẻ em, nhưng rủi ro với nhóm đối tượng này là không thể loại trừ, đặc biệt là hội chứng COVID kéo dài và hội chứng dễ viêm nhiễm. Vì vậy, các chuyên gia y tế kêu gọi ưu tiên sức khỏe của trẻ em.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz chưa cho biết biện pháp nào sẽ được nới lỏng và điều quan trọng là giới chức Đức sẽ lắng nghe ý kiến của hội đồng chuyên gia.
Ngày 11/2, giới lãnh đạo Đức cho biết quốc gia châu Âu này có thể dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch COVID-19 từ tuần sau.
Theo thống kê của Worldometers, tính đến 9 giờ ngày 11/2, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm hơn 2,4 triệu ca mắc và gần 11.000 ca tử vong do Covid-19. Đáng chú ý, Đức tiếp tục vượt Nga và Mỹ, dẫn đầu số ca mắc mới tính theo ngày với 247.128 ca.
Dữ liệu từ Viện Robert Koch (chịu trách nhiệm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Đức) công bố ngày 10/2 cho biết, số ca nhiễm Covid-19 hằng ngày ở Đức đang tăng chậm lại, cho thấy dấu hiện đợt dịch thứ tư có thể sớm đạt đỉnh.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, người đứng đầu Viện Robert Koch (RKI) - ông Lothar Wieler - tuyên bố Đức sẽ sớm vượt qua làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron gây ra và có thể đón một lễ Phục sinh với các biện pháp phòng dịch được nới lỏng.
Ngày 30/1, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc đại lục trong ngày 29/1 đã ghi nhận 54 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong nước, cao hơn 17 ca so với ngày trước đó.
Viện Y tế quốc gia Italia (ISS) ngày 28/1 cho biết, biến thể mới Omicron dễ lây lan hiện được phát hiện ở gần như tất cả các ca nhiễm Covid-19 mới tại nước này, lấn át hoàn toàn biến thể Delta.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 28/1, Viện Y tế quốc gia Italy (ISS) cho biết biến thể Omicron rất dễ lây lan hiện chiếm 95,8% số ca nhiễm COVID-19 mới tại Italy, với biến thể Delta từng chiếm đa số giảm xuống còn 4,2%.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 3.304.190 trường hợp mắc COVID-19 và 9.127 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 362 triệu ca, trong đó trên 5,64 triệu người không qua khỏi.
Tổ chức Y tế Liên châu Mỹ (PAHO) hôm 26/1 cho biết số ca nhiễm Covid-19 mới ở châu Mỹ trong tuần qua đã lên tới mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm 2020.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 26/1 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 359.968.382 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.636.697 ca tử vong. Số ca hồi phục là trên 285 triệu ca.
Chỉ số lây nhiễm trung bình trong 7 ngày qua lên mức 951,4/100.000 dân, mức cao nhất kể từ đầu dịch tới nay và tăng mạnh so với mức 584,4 một tuần trước.
Viện Robert Koch (RKI) của Đức sáng 26/1 thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận số ca mắc COVID-19 ở mức cao chưa từng thấy, trong khi chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày/100.000 dân cũng chạm mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h ngày 21/1 (giờ Việt Nam), trên thế giới ghi nhận tổng cộng 343.883.914 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.595.610 ca tử vong. Số ca hồi phục là 275.208.608 ca.
Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng tại Đức khi số ca nhiễm mới liên tục phá kỷ lục trong những ngày qua và tỷ lệ nhiễm trung bình 7 ngày cũng lên mức cao chưa từng thấy, hơn 700 ca/100.000 dân.
Thông báo của Viện Robert Koch (RKI) sáng 21/1 cho biết trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận có 140.160 ca nhiễm mới, tăng mạnh so với mức trên 92.000 ca ghi nhận một tuần trước.
Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Karl Lauterbach cảnh báo làn sóng lây nhiễm với biến thể mới Omicron sẽ đạt đỉnh dịch ở nước này trong vài tuần tới, đồng thời kêu gọi nhanh chóng áp đặt quy định tiêm chủng bắt buộc để đẩy lùi làn sóng dịch tiếp theo.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Israel, Pháp, Đức và Venezuela.
Số liệu GDP mới nhất cũng cho thấy Đức đang phục hồi chậm hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu như Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Các nước này dự kiến báo cáo số liệu chính thức vào cuối tháng này với mức tăng trưởng GDP sơ bộ là khoảng 4,5%...
Dữ liệu sơ bộ cho thấy nền kinh tế Đức đạt mức tăng trưởng 2,7% trong năm 2021 sau một năm oằn mình vì số ca nhiễm Covid-19 tăng cao và áp lực chuỗi cung ứng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14-1 đã phê duyệt thêm hai phương pháp điều trị Covid-19, giúp bổ sung công cụ cùng các loại vắc xin hiện nay ngăn ngừa các ca bệnh nặng và tử vong.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00' ngày 14/1 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 321.337.116 ca mắc COVID-19 và 5.541.304 ca tử vong. Số ca hồi phục là 264.392.041 ca.
Trong báo cáo tuần công bố ngày 14/1, Viện Robert Koch (RKI) của Đức cho biết biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đã trở thành biến thể chủ đạo ở nước này khi gây ra 73,3% số ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc, so với 44,3% ghi nhận 7 ngày trước đây.
Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Karl Lauterbach ngày 13/1 thừa nhận nước này sẽ khó đạt mục tiêu đến cuối tháng này có ít nhất 80% dân số tiêm chủng ngừa COVID-19.
Viện Robert Koch (RKI) của Đức, ngày 12-1, cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 80.430 ca mắc mới Covid-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát gần 2 năm trước đây. Trong 24 giờ qua Đức cũng ghi nhận 384 ca tử vong vì dịch Covid-19. Chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày trên cả nước là 407,5/100.000 dân, tăng mạnh so với mức 258,6 một tuần trước.
Ngày 12/1, Viện Robert Koch (RKI) của Đức cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 80.430 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát gần 2 năm trước đây.
Số ca mắc COVID-19 ở Đức trong một ngày lên tới 80.430 ca, vượt mức cao kỷ lục gần 65.400 ca ghi nhận được giữa tháng 11/2021. Số ca tử vong ghi nhận được trên cả nước trong 24 giờ qua là 384 người.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 10/1 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 308.196.821 ca mắc COVID-19 và 5.507.645 ca tử vong. Số ca hồi phục là 259.714.030 ca.
Đức đã đưa 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vào danh sách các khu vực có nguy cơ cao do tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp.