Việt Nam đang hội tụ các điều kiện cần và đủ để vươn mình sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Giàu có và thịnh vượng rõ ràng là nét đặc trưng của Kỷ nguyên Việt Nam Vươn mình.
Cuối năm 1939, Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ ra chủ trương chuyển hình thức hoạt động của các tổ chức cộng sản từ hoạt động công khai, hợp pháp, sang hình thức bí mật. Thực hiện chủ trương chuyển trọng tâm công tác về vùng nông thôn, gấp rút xây dựng hệ thống các cơ sở chính trị bí mật vững chắc ở Đình Bảng (Bắc Ninh), chàng thanh niên Nguyễn Đức Nguyện (tên thật của cố Chủ tịch Lê Quang Đạo) cùng một số đồng chí khác được giao nhiệm vụ chuẩn bị các cơ sở tin cậy và lo công tác bảo đảm an toàn, nơi ăn chốn ở để đón các đồng chí lãnh đạo của Đảng về hoạt động.
Ngày 19/5/1941, tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Mặt trận Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào. Dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, công cuộc chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền được tiến hành mạnh mẽ, trở thành một mốc son chói lọi với đỉnh cao là ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Bản tin Mặt trận sáng 2/9 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mặt trận Việt Minh: Khi muôn người như một; Niềm vui bên những ngôi nhà ấm áp tình thương; Thái Nguyên đầu tư gần 2.000 tỷ đồng đảm bảo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, Người triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 vào tháng 5/1941, tại Pác Bó. Hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh) để đoàn kết dân tộc chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa. Suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các hình thức và tên gọi khác nhau, thời kỳ Mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng Minh từ năm 1941 - 1951) là một mốc son chói lọi với đỉnh cao là khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8, tiến tới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là chính sách đại đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ dạy: 'Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công'.
Nhân kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng nay (30/8), Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm chuyên đề 'Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo chí cách mạng Việt Nam'.
Xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 79 năm Chiến thắng phát xít (9-5) tại Nga, nhìn thấy lá cờ búa liềm và nghe người ta gọi nhau là đồng chí, tôi thực sự xúc động. Bỗng nhớ bốn người Việt Nam đứng trong đội hình duyệt binh kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, rồi đi thẳng ra mặt trận vào năm 1941 và đặc biệt nhớ Bác Hồ - người đã thành lập 'Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội' tham gia mặt trận chống phát xít vào thời ấy.
Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam và Cao Bằng gắn liền với lịch sử cận hiện đại và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Tại Cao Bằng, năm 1932, đồng chí Hoàng Đình Giong lúc đó là Bí thư Chi bộ Hải ngoại Long Châu (Trung Quốc) được Trung ương Đảng (trực tiếp là đồng chí Lê Hồng Phong) giao nhiệm vụ về nước nắm tình hình để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày 1/4/1964, Báo Cao Bằng xuất bản số đầu tiên, từ đó đến nay, qua các thời kỳ cách mạng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Báo Cao Bằng luôn khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, vững vàng hành trình cùng nhân dân các dân tộc Cao Bằng trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
'Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta' là khẩu hiệu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Đối với lĩnh vực báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, người thầy vĩ đại của nền Báo chí cách mạng Việt Nam. Cho đến nay, những bài học của Người vẫn còn nguyên giá trị trong công tác báo chí ở Việt Nam.
Bản Tuyên cáo khẳng định Chính phủ Lâm thời là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ Cộng hòa chính thức.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm giành lại độc lập dân tộc của Đảng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: 'Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công'.
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò nòng cốt. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: 'Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước'. Bài viết phân tích giá trị truyền thống đoàn kết dân tộc của ông cha ta đến thời đại Hồ Chí Minh, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Năm 1946, lần đầu tiên Bác ra nước ngoài với tư cách là Chủ tịch của nước Việt Nam độc lập. Lần đó, Bác là thượng khách của nước Pháp.
Sáng 2-3, tại TP Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tọa đàm và trưng bày chuyên đề Xuân xưa trên báo Tết 1865-2000.
Trưng bày và tọa đàm 'Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000' đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 2/3 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hà Nội). Đây là hoạt động tổ chức để hướng tới kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2023).
Hướng tới kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2023), ngày 2/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức tọa đàm và trưng bày chuyên đề 'Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000'.
Những dấu ấn phong phú, hấp dẫn, độc đáo cả về nội dung và hình thức trên các ấn phẩm báo Xuân từ năm 1865 đến 2000 được hiện diện tại Tọa đàm và Trưng bày 'Xuân xưa trên báo Tết 1865-2000'.
Dịp này, cả nước tưng bừng kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2022) và Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2022). Cách đây 77 năm, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vùng lên đập tan xiềng xích của chế độ thực dân phong kiến, dựng lên nước Việt Nam mới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong những năm 1920 của thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam rơi vào bế tắc, tưởng như không có đường ra. Nhiều sĩ phu yêu nước, nhiều phong trào cách mạng đưa ra các lựa chọn để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước, song tựu trung, tất cả đều thất bại. Giữa lúc đen tối ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, rẽ đám mây mù, chỉ ra con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc, đưa giống nòi bước qua lầm than, nô lệ, tiến đến bến bờ vinh quang hôm nay.
Trong tình hình mới hiện nay, Báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng góp phần tăng cường công tác tuyên truyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và pháp luật. Bên cạnh đó, cách mạng báo chí quan tâm sâu sắc đến công tác xây dựng Đảng gắn liền với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
15 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến Cách mạng Tháng Tám 1945, trong điều kiện hoạt động bí mật, bị địch đàn áp, khủng bố tàn bạo, trải qua 3 cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945, Đảng đã lãnh đạo toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, Tổng khởi nghĩa thành công, giành độc lập, tự do cho đất nước.
Xóm Cây Quýt (nay là xóm Đầu Cầu), xã Đức Lương (Đại Từ) là nơi ghi dấu một giai đoạn Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam ở và làm việc. Đây đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp tỉnh không chỉ bởi những đóng góp cho phong trào cách mạng Việt Nam, mà còn chứa đựng giá trị văn hóa và giáo dục cho thế hệ trẻ.
Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về việc thành lập 'Hội Phản đế Đồng minh'- một hình thức Mặt trận đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Ngày 19/8/1945, tại Quảng trường Cách mạng tháng 8 (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh phát động tổng khởi nghĩa và giành chính quyền. GS.TS Phạm Hồng Tung – Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) bày tỏ: 75 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày 19/8/1945 vẫn không nhạt phai trong lòng người dân Thủ đô và cả nước.