Nên điều chỉnh thông tin trên bia mộ liệt sĩ Vi Dân

Trong Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã An Khê, phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Trợ (Vi Dân) nằm ở vị trí trang trọng. Trung đoàn trưởng Vi Dân là người chỉ huy trận huyết chiến Tú Thủy (An Khê) năm 1947. Tuy nhiên, bia mộ hiện nay của ông có chi tiết chưa đúng, nên sớm được điều chỉnh.

Lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai chiến đấu giỏi, dân vận khéo

Ra đời cách đây 77 năm, cùng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã lập nên những chiến công vang dội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay, phát huy truyền thống anh hùng, LLVT tỉnh tiếp tục viết nên những bản hùng ca mới, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Có một trận Tú Thủy chưa nhiều người biết

Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê) là địa danh gắn với trận huyết chiến vào rạng sáng 14-3-1947 của các cảm tử quân Trung đoàn 95 do Trung đoàn trưởng Nam tiến Vi Dân chỉ huy. Cùng với đó, lịch sử còn ghi nhận một trận công đồn Tú Thủy khác vào đầu năm 1953 nhưng chưa được nhiều người biết.

Huyết chiến Tú Thủy: 74 năm nhìn lại

Vì nhiều lý do khác nhau, trận huyết chiến Tú Thủy giữa các cảm tử quân Trung đoàn Vi Dân và binh sĩ quân đội thực dân Pháp ngày 14-3-1947 tại miền địa linh An Khê xưa vẫn còn khá nhiều chi tiết bị thời gian phủ mờ. Từ nguồn tài liệu chính thống và hồi ức của những người trong cuộc, chúng tôi bước đầu tái dựng phần nào trang sử bi tráng này.Lai lịch một trung đoànNgày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng gây chiến ở Nam Bộ. Đáp lời kêu gọi của sông núi, một phong trào hướng về miền Nam sôi nổi diễn ra. Nhân dân tổ chức mít tinh, biểu tình; các tỉnh Bắc và Trung Bộ lập 'Phòng Nam Bộ' ghi tên người tình nguyện vào Nam chiến đấu. Các chi đội Việt Nam giải phóng quân được chấn chỉnh, trang bị vũ khí. Nhiều thanh niên, phụ nữ, thiếu niên gồm công nhân, nông dân, thợ thủ công, sinh viên, học sinh, kỹ sư, thầy thuốc, nhà giáo, viên chức và một số nhà sư đã lên đường vào Nam.Là một trong những đơn vị Việt Nam giải phóng quân đầu tiên của Hà Nội, Chi đội Vi Dân ra đời trong những ngày lịch sử tháng 8-1945. Khởi thủy, đây là Đội công nhân xung phong thành Hoàng Diệu (Hà Nội) gồm khoảng 30 người, đều dưới 25 tuổi là thợ, viên chức, công nhân… Đội làm công tác vũ trang tuyên truyền dán áp phích, rải truyền đơn, trừ gian, bảo vệ cán bộ…

Lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai: 75 năm vang mãi bản hùng ca

Ra đời trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, 75 năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Gia Lai đã không ngừng trưởng thành và lập nên những chiến công vang dội. Phát huy truyền thống 16 chữ vàng 'Đoàn kết chiến đấu, kiên cường bám trụ, trưởng thành nhanh chóng, chiến thắng vẻ vang', LLVT tỉnh tiếp tục viết nên những bản hùng ca.

Truy điệu các liệt sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Sáng 20-12, tại thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức lễ viếng, truy điệu các liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây là nơi ghi đậm chí khí anh hùng, anh dũng hy sinh của 68 chiến sĩ trong trận đánh đồn Tú Thủy - là một trong nhiều đồn bốt được quân Pháp xây dựng kiên cố, án ngữ và kiểm soát xây dựng ở vị trí chiến lược đầu cầu An Khê, nơi tiếp giáp với Bình Định.

Truy điệu các liệt sỹ trong trận đánh đồn Tú Thủy

Sáng 20/12, tại thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ truy điệu các liệt sỹ hy sinh trong trận đánh đồn Tú Thủy ngày 14/3/1947.