Quảng Trị có đầy đủ cả 3 miền là miền núi, đồng bằng và miền biển, với mỗi vùng đều có phong phú các dạng tài nguyên, cảnh quan chưa được khai thác. Bên cạnh đó, địa phương này hiện có hàng chục di tích, danh thắng đã được công nhận là di tích, danh thắng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế đến nay, địa phương này vẫn đang còn phải loay hoay với ngành công nghiệp không khói này.
Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông phải ngày đêm len lỏi dưới những cánh rừng rậm rịt để tháo gỡ bẫy được thợ săn giăng mắc, ngụy trang chực chờ các loài thú kiếm ăn 'sa chân'. Việc làm của họ nhằm đảm bảo môi trường sống cho động vật hoang dã trong các khu bảo tồn.
Tháng 9-2023, mưa lớn liên tục diễn ra trên vùng núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Lợi dụng thời tiết này, các đối tượng săn, bẫy thú rừng vào Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa để đặt bẫy. Chính vì thế, trong mỗi đợt tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng thuộc Khu BTTN phải 'quần thảo' nhiều ngày nhằm 'soi' kỹ những khu vực khả năng cao bị đặt bẫy để tìm, giải cứu động vật mắc bẫy; đồng thời tháo gỡ, phá hủy các loại bẫy kép (còn gọi là bẫy hổ).
Sau quá trình chăm sóc, cây sâm Ngọc Linh (Quảng Nam)- 'quốc bảo' của Việt Nam, đã bén rễ dưới lớp mùn đỉnh Sa Mù (Quảng Trị). Kỳ vọng về một vùng sâm quý ở độ cao trên một ngàn mét đang dần hiện ra...
Những năm gần đây, địa bàn Hướng Hóa đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách. Trong báo cáo của UBND huyện Hướng Hóa tại cuộc gặp mặt cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh vào chiều ngày 13/6/2023, phần về lĩnh vực du lịch có ghi: 'Bình quân hằng năm thu hút trên 120 nghìn lượt khách du lịch, tăng gấp 6 lần so với năm 2019; các mô hình, cơ sở dịch vụ du lịch ngày càng được các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư phát triển mở rộng quy mô, số lượng, nâng cao chất lượng; dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoạt động khá hiệu quả'.
Đỉnh Pa Thiên - Voi Mẹp còn có tên khác là Tá Linh Sơn được mệnh danh là 'nóc nhà' của Quảng Trị. Nơi đây có độ cao trên 1.700 mét so với mực nước biển. Nằm ở địa phận giáp ranh giữa 3 xã Hướng Linh, Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa và xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông.
Với chủ đề 'Khơi dậy tiềm năng – phát triển bền vững', sáng nay 15/9, UBND huyện Hướng Hóa tổ chức hội thảo phát triển du lịch nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng lợi thế và tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Đền Voi Mẹp ở xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được biết đến là một công trình kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều người đến tham quan, chiêm bái.
Nhắc đến Sa Mù (huyện Hướng Hóa) nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến cảnh núi rừng hùng vĩ bốn mùa đắm mình trong sương mờ với vô vàn kỳ hoa dị thảo. Ít ai biết rằng đây còn là 'ngôi nhà' của nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm không những có trong Sách đỏ Việt Nam mà còn có cả trong Sách đỏ thế giới IUCN.
Giống như già Phàn Phù Lìn, già Pả Ai ở bản A Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là một lão nông người Vân Kiều đã sống qua 80 mùa bắp ở vùng biên này. Sẽ chẳng có gì nhiều để nhắc đến già ấy nếu như không có một sự kiện hi hữu xảy ra: đó là việc hai bản thuộc hai đất nước này lại có chung... một khu rừng ma, là nơi an táng người chết của cả hai bản A Ho, Việt Nam và bản Đen-vi-lay nằm bên dòng sông Xê Pôn của nước bạn Lào.
Giữa cánh rừng già rậm rạp, dốc dựng đứng, Hồ Văn Ma vừa gùi cõng gần 20kg lương thực, một tay cầm rựa phát cây dọn cỏ, phăm phăm tạo đường, chỉ lối cho đoàn gần 10 người phía sau trực chỉ đỉnh Voi Mẹp - 'nóc nhà Quảng Trị'.