Ngày 16/4, hãng Reuters của Anh đưa tin đã có 3 nhân viên Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ) thiệt mạng khi làm nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo tại Bắc Darfur, Sudan.
Bạo lực bùng phát giữa Quân đội chính phủ và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), nhóm bán quân sự ở Sudan bị cáo buộc là lực lượng 'nổi loạn', do những bất đồng trong tiến trình chuyển đổi quản trị đất nước cho chính quyền dân sự.
Các cuộc đụng độ giữa nhóm bán quân sự chính của Sudan và các lực lượng vũ trang nước này hôm 15/4 (giờ địa phương) đã khiến ít nhất 25 người thiệt mạng, trong bối cảnh căng thẳng giữa các bên đã leo thang suốt nhiều tháng nay.
Ngày 15-4, Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Al-Burhan xác nhận, quân đội đang kiểm soát Phủ Tổng thống, trụ sở quân đội và sân bay sau khi đụng độ nổ ra giữa quân đội và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) - nhóm bán quân sự đầy quyền lực ở quốc gia Bắc Phi.
Các đảng phái chính trị ở Sudan đã kêu gọi ngừng bắn và hối thúc cộng đồng quốc tế cùng các quốc gia trong khu vực hành động khẩn cấp để ngăn chặn những cuộc giao tranh giữa quân đội và RSF.
Ngày 15/4, Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Al-Burhan, xác nhận quân đội đang kiểm soát Phủ Tổng thống, trụ sở quân đội và sân bay, sau khi đụng độ nổ ra giữa quân đội và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) - nhóm bán quân sự đầy quyền lực ở quốc gia Bắc Phi.
Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi các bên ở Sudan ngừng giao tranh 'ngay lập tức' để đảm bảo an toàn cho người dân và tránh để quốc gia châu Phi rơi vào tình trạng bạo lực hơn nữa.
Mỹ, Anh, Saudi Arabia, Ai Cập và một số nước khác ngày 15/4 đã lên tiếng về cuộc đụng độ ở Sudan, kêu gọi công dân tại Sudan ở trong nhà.
Ngày 5/12, quân đội Sudan và lãnh đạo các nhóm dân sự đã ký thỏa thuận sơ bộ nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Đông Bắc Phi này.
Cảnh sát ở thủ đô Khartoum ở Sudan đã dùng hơi cay để ngăn chặn người biểu tình phản đối chính quyền quân sự do tư lệnh Abdel Fattah al-Burhan đứng đầu.
Bộ Y tế Sudan cho biết có ít nhất 108 người khác đã bị thương và 16 cửa hàng bị đốt cháy kể từ khi bạo lực bắt đầu bùng phát hôm 11/7 vừa qua.
Ngày 29/5, Hội đồng chủ quyền cầm quyền Sudan cho biết Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp được áp dụng kể từ cuộc đảo chính quân sự hồi năm ngoái ở quốc gia châu Phi này.
Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp được áp dụng kể từ cuộc đảo chính quân sự hồi năm ngoái ở quốc gia châu Phi này.
Người đứng đầu UNITAMS, ông Volker Perthes, mô tả quá trình tham vấn 'là hữu ích' vì thông qua quá trình này, phái bộ có thể nắm được các quan điểm và đề xuất từ người dân Sudan.
Trong tuyên bố mới, Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền, ông Mohamed Hamdan nhấn mạnh rằng Hội đồng Chủ quyền không né tránh cộng đồng quốc tế, nhưng 'bác bỏ sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này'.
Biểu tình đổ máu bùng phát sau đảo chính đã khiến tiến trình dân chủ ở Sudan rơi vào bế tắc. Với mục tiêu chấm dứt khủng hoảng Sudan, LHQ đã thúc đẩy một cuộc đàm phán với sự tham gia của tất cả các đảng phái và lực lượng liên quan.
Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok vừa tuyên bố từ chức hôm 2-1 sau khi không thể thành lập được nội các chính phủ lâm thời phục vụ đất nước đến trước cuộc bầu cử dự kiến vào năm 2023. Sudan vì thế tiếp tục rơi vào khủng hoảng chính trị kéo dài từ sau cuộc 'cách mạng' vào năm 2018.
Quyết định từ chức được ông Abdalla Hamdok đưa ra chưa đầy 2 tháng sau khi được phục chức Thủ tướng Sudan, theo một phần của thỏa thuận chính trị với quân đội nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/1, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Sudan đã ra lệnh nhanh chóng điều tra về các cuộc biểu tình lớn diễn ra hôm 30/12 ở thủ đô Khartoum và các khu vực lân cận, khiến 4 người biểu tình thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Sáng 10/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp định kỳ về hoạt động của Ủy ban trực thuộc HĐBA liên quan đến Sudan (Ủy ban 1591), sau đó họp về tình hình Sudan và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại nước này (UNITAMS).
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc đưa tin, ngày 10/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp về hoạt động của Ủy ban trực thuộc HĐBA liên quan đến Sudan (Ủy ban 1591), hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại Sudan (UNITAMS) và tình hình tại quốc gia Đông Bắc Phi này.
Dưới khẩu hiệu 'Không đàm phán, không hợp tác, không hợp pháp', Ủy ban kháng chiến nhân dân ở thủ đô Khartoum đã kêu gọi sự người dân tiếp tục phản đối việc quân đội Sudan lật đổ chính phủ chuyển tiếp và yêu cầu quân đội chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Hội đồng Chủ quyền mới ở Sudan, có vai trò lãnh đạo đất nước sau cuộc đảo chính quân sự hôm 25/10, đã được tái lập và vẫn do Tư lệnh quân đội Sudan Abdel Fattah al-Burhan đứng đầu, một vị trí của nguyên thủ quốc gia.
Ngày 11/11, đài truyền hình nhà nước Sudan đưa tin Tổng Tư lệnh quân đội Sudan Abdel Fattah al-Burhan đã chỉ định Hội đồng Tối cao cầm quyền mới.
Sáng 11/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thảo luận về tình hình Yemen. Đặc phái viên Tổng thư ký LHQ về Yemen Hans Grundberg và Quyền Trợ lý Tổng thư ký LHQ về điều phối các hoạt động nhân đạo của LHQ Ramesh Rajasingham báo cáo cập nhật tình hình tại cuộc họp.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 11/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thảo luận về tình hình Yemen với sự tham dự của Đặc Phái viên Tổng Thư ký LHQ về Yemen Hans Grundberg và Quyền Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về điều phối các hoạt động nhân đạo của LHQ Ramesh Rajasingham.
Các quan chức được trả tự do gồm Bộ trưởng Truyền thông Hashim Hasabal-Rasoul, Bộ trưởng Giao thông vận tải Ali Jiddo, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Yousif Adam...
Tổng Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Sudan, Tướng Abdel-Fattah Burhan, người nắm quyền điều hành sau cuộc đảo chính quân sự ở nước này, đã ra quyết định trả tự do 4 bộ trưởng trong Chính phủ của Thủ tướng Abdalla Hamdok bị bắt giữ hôm 25/10.
Cộng đồng quốc tế hối thúc Sudan quay lại chính phủ chia sẻ quyền lực, chấm dứt tình trạng khẩn cấp, cam kết thực thi quan hệ đối tác dân sự-quân đội trong giai đoạn chuyển giao hướng tới bầu cử.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông báo sẽ tổ chức phiên họp đặc biệt vào ngày mai (5/11) để giải quyết tình hình ở Sudan.
Liên Hợp Quốc hôm nay (30/10) lên tiếng kêu gọi các Lực lượng an ninh tại Sudan duy trì các biện pháp trấn áp biểu tình ôn hòa, hạn chế tối đa bạo lực trong các cuộc biểu tình dự kiến diễn ra trong hôm nay (30/10).
Các đại sứ Sudan tại Mỹ, EU, Trung Quốc, Qatar, Pháp và người đứng đầu phái bộ tại Geneva, Thụy Sĩ đã bị bãi chức sau khi bày tỏ không thừa nhận sự tiếp quản quyền lực của giới quân sự nước này.
Đặc phái viên Mỹ phụ trách khu vực Sừng châu Phi Jeffrey David Feltman ngày 25-10 khẳng định với đài Sky News Arabia rằng ông đã cố gắng nhưng chưa thể liên lạc với Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok, sau khi quân đội nước này giải thể chính phủ chuyển tiếp.
Theo giới chức Sudan và nhận định từ quốc tế, đã có một cuộc đảo chính rõ ràng tại quốc gia Bắc Phi này. Lo ngại về các diễn biến mới nhất, người dân Sudan và quốc tế đã có những phản ứng đầu tiên.
Kênh truyền hình Al-Arabiya dẫn lời các nhân chứng cho biết một số người đã bị thương trong các cuộc đụng độ ngày 25/10, giữa binh sĩ Sudan và những người biểu tình chống đảo chính, trong bối cảnh người biểu tình tìm cách tiếp cận trụ sở Bộ Quốc phòng ở thủ đô Khartoum.
Sáng 14/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp định kỳ về hoạt động của Ủy ban trực thuộc HĐBA liên quan Sudan (Ủy ban 1591), sau đó họp về tình hình Sudan và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại nước này (UNITAMS).
Đại sứ Phạm Hải Anh kêu gọi quốc tế tiếp tục hỗ trợ nhân đạo và tạo điều kiện hơn nữa cho Sudan tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế, trong đó có Cơ chế Giảm nợ dành cho các nước nghèo có nợ cao.
Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ nhân đạo và tạo điều kiện hơn nữa cho Sudan.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 20/5 đã họp công khai trực tuyến về tình hình Sudan và hoạt động của Phái bộ hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại nước này (UNITAMS). Tại đây, Việt Nam đã kêu gọi thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp tại Sudan.
Việt Nam kêu gọi Sudan tăng cường các nỗ lực bảo vệ thường dân và xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề bạo lực giữa các cộng đồng tại Sudan.
Việt Nam kêu gọi Sudan tăng cường các nỗ lực bảo vệ thường dân và xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề bạo lực giữa các cộng đồng tại Sudan.