Ngôi nhà sàn cổ ở buôn Đôn, hay bản Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách. Buôn Đôn là địa danh nổi tiếng khắp khu vực Đông Nam Á về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Chủ nhân của ngôi nhà này là Y Thu Knul (1828 - 1938) - ông tổ nghề săn voi, người có công khai phá, mở đất, lập ra buôn Đôn và được nhân dân tôn làm tù trưởng. Trong cuộc đời mình, ông đã săn bắt và thuần dưỡng gần 500 con voi rừng.
Ông Đàn Năng Long ở buôn Lê, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, người được mệnh danh là 'vua voi' cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động du lịch trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng. Vì vậy, từ đầu tháng 5 đến nay, ông đã đưa bảy con voi của gia đình về khu rừng bên kia sông Krông Ana để chăn thả, hòa mình với tự nhiên.
Sau 8 năm qua đời, người gửi đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực một giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vi phạm bản quyền thương hiệu Ama Kông là cụ Y Prung Êban mới được Cục Sở hữu trí tuệ hồi âm. Lá đơn này cụ gửi từ 10 năm trước.
Nghe nhiều chuyện kể về Bản Đôn (Buôn Đôn- Đak Lăk), tôi thấy lạ và nóng lòng muốn biết thực hư. Nhưng khi về tới nơi này, tôi vỡ lẽ những điều mình biết được cũng chỉ còn lơ mơ lắm. Cách hơn trăm năm trước Bản Đôn chính là một trung tâm giao thương sầm uất của biên giới ba nước Việt - Lào - Miên. Nay Bản Đôn còn đông vui hơn.
Chuyện vua Voi xây kho khổng lồ trong rừng để chứa vàng bạc, bị thực dân vay Pháp rồi quỵt hàng trăm ché bạc, và cảm động nhất là vua Voi đem rất nhiều báu vật ủng hộ kháng chiến đã trở thành huyền thoại đáng tự hào của người Tây Nguyên. Nhưng đó mới chỉ là một phần trong số của cải trong kho báu khổng lồ được vua Voi cất giữ. Có điều, đến nay không ai biết chính xác kho báu được vua Voi chôn giấu nằm ở đâu giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, bao la?
Cho đến tận ngày nay, nhiều người trong dòng họ nhà K'Nul vẫn tin rằng vị 'Vua voi' Y Thu (SN 1829, ông tổ của nghề săn bắt và thuần hóa voi-PV) giàu có đến mức phải xây cả một cái kho để chứa vàng bạc, ngà voi cùng vô vàn trang sức quý hiếm. Tuy nhiên, sau ngày Y Thu mất đi cùng với sự tàn phá của chiến tranh đã khiến kho báu khổng lồ đó mất tích giữa những cánh rừng hoang sơ, bí ẩn.
Câu chuyện về 'vua Voi' Y Thu K'nul - ông tổ của nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng được người bản Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) truyền tụng với màu sắc sử thi huyền bí. Không chỉ là người khai sáng ra bản Đôn, ông Y Thu K'nul còn được coi là vị Vua của kho báu khổng lồ hiện vẫn đang chôn giấu bí mật đâu đó trong lòng đại ngàn Tây Nguyên...
Trong những câu chuyện truyền miệng từ bao đời nay của người dân bản Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), người ta vẫn thường kể cho nhau nghe về người khai sáng ra bản Đôn và sự tồn tại về kho báu khổng lồ của vị vua voi Y Thu K'nul (ông tổ của nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng).
Có những người con đại ngàn Tây Nguyên hằng ngày nỗ lực vươn lên để trở thành tấm gương sáng về khát vọng làm giàu; đau đáu tình yêu với văn hóa bản địa… Mỗi người một mơ ước, nhưng tựu chung lại, họ đã và đang làm đẹp thêm cuộc đời này, tô đẹp thêm nét văn hóa của người Ê Đê.
Thuốc Amakong được đồn đại có tác dụng bổ thận tráng dương nên ai đến với Tây Nguyên cũng muốn mua vài thang về… chiều lòng vợ. Chính bởi lượng người mua quá lớn khiến bài thuốc gia truyền này được làm giả nhan nhản ngay giữa trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và cả vùng Buôn Đôn - quê hương vua voi Ama Kông.
Nhiều người ở huyện Kbang tin rằng, ông Đinh Phơ (làng La Hách, xã Krong) nắm trong tay một phương thuốc bổ thận tráng dương bí truyền. Lý do thì nhiều nhưng thuyết phục nhất là bởi ông Phơ có 2 vợ, 17 người con, trong đó có cặp con trai sinh đôi khi ông đã ở tuổi… 79.
Ama Kông nổi tiếng cả rừng núi Tây Nguyên với huyền thoại săn được gần 300 con voi, trong đó có ba con voi trắng quý hiếm.
Qua đơn thư phản ảnh, hiện nay vị thuốc gia truyền của gia tộc Ama Kông bị làm giả và bán tràn lan trên thị trường cả nước, đặc biệt tại tỉnh Đăk Lăk, thủ phủ của vùng Tây Nguyên.