Không chỉ là lời cảnh báo!

Trái ngược với những kỳ vọng ban đầu, năm 2024 tiếp tục trên đà trở thành năm nóng kỷ lục. Các đại dương ấm lên, băng ở Nam Cực chưa bao giờ mỏng hơn và hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra ở mọi châu lục… Đó là thực tế đang hiển hiện trên bề mặt trái đất chứ không chỉ dừng lại ở lời cảnh báo của giới chuyên gia.

Cảnh báo đỏ về nắng nóng

Nhiệt độ tại Pakistan được dự báo có thể lên đến 55 độ C trong tháng này và tháng tới

Nắng nóng cực điểm hoành hành tại nhiều quốc gia

Chỉ mới bắt đầu mùa hè năm 2024 song nhiều quốc gia trên thế giới đã phải gồng mình chống chọi với nắng nóng tới cực điểm, trong đó đã có nơi ghi nhận gần nắng nóng nhất mọi thời đại, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe con người cũng như đời sống xã hội, môi trường.

Có thể cả triệu người đã chết vì nắng nóng cực độ

6,3 tỷ người, chiếm khoảng 80% dân số toàn cầu, đã phải hứng chịu ít nhất 31 ngày nắng nóng cực độ trong vòng 12 tháng qua, do ngày nắng nóng cực độ trong năm 2023 tăng thêm 26 ngày.

Số ngày nắng nóng cực độ ở các nơi trên thế giới tăng thêm 26 ngày

Trong 12 tháng qua, khoảng 80% dân số toàn cầu, đã hứng chịu ít nhất 31 ngày nắng nóng cực độ; có tới 76 đợt nắng nóng cực độ xảy ra ở 90 quốc gia khác nhau trên mọi châu lục, ngoại trừ Nam Cực.

Chuyên gia loại trừ khả năng El Nino gây lũ lụt tại Đông Phi

Hiện tượng thời tiết El Nino 'không gây bất cứ ảnh hưởng nào' dẫn đến tình trạng lũ lụt trên diện rộng khiến hàng trăm người thiệt mạng ở khu vực Đông Phi năm nay.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Sóng nhiệt 'phi thực tế' giáng xuống Philippines

Khủng hoảng khí hậu đã khiến nhiệt độ tăng vọt ở khắp châu Á, từ Gaza cho đến Manila.

Các nước châu Á trải qua tháng 4 nắng nóng kỷ lục

Hầu hết các khu vực ở châu Á đã chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 4, khiến nhiều trường học phải đóng cửa, mùa màng bị tàn phá và nhiều người tử vong do các bệnh liên quan đến nắng nóng.

Châu Á trải qua tháng 4 nóng kỷ lục, gây thiệt hại nặng nề

Theo Báo cáo của World Weather Attribution (WWA), nhiệt độ cao kỷ lục cùng với các đợt nắng nóng gay gắt đã hoành hành khắp châu Á trong tháng 4.

Vì sao thảm họa chết chóc xảy ra dồn dập trên toàn cầu

Từ Đông Phi đến đông nam Australia, phần lớn hành tinh của chúng ta bị nhấn chìm trong nước lụt sau những trận mưa lớn bất thường ở những khu vực không ngờ tới.

Mùa hè 2024 sẽ điên rồ nhất trong lịch sử của châu Á

Nắng nóng mùa hè tấn công châu Á sớm hơn mọi năm, khiến hàng chục người thiệt mạng. Chuyên gia gọi đây là 'sự kiện khắc nghiệt nhất' trong lịch sử khí hậu.

Dubai hủy hàng loạt chuyến bay vì mưa lớn

Hãng hàng không Emirates đã buộc phải hủy và hoãn nhiều chuyến bay đến và đi từ Dubai – sân bay quốc tế bận rộn thứ 2 thế giới, người lao động, học sinh được khuyến cáo làm việc và học tập trực tuyến vì mưa lớn.

Nghịch lý đá lạnh trong nắng nóng quá mức chịu đựng

Nhiệt độ đạt ngưỡng đỉnh điểm đã đẩy giá đá viên ở Mali lên cao hơn so với sữa và bánh mì, theo BBC.

Biến đổi khí hậu: Mưa lũ và sóng nhiệt bao trùm châu Á và châu Phi

Mưa lũ khắc nghiệt thời gian gần đây đã cướp đi nhiều sinh mạng, gây thiệt hại kinh tế và nông nghiệp ở Đông Phi và một số khu vực thuộc bán đảo Arab.

Đông Nam Á chịu nắng hạn kéo dài do nước đã trút xuống Đông Phi

Hiện tượng El Ninõ đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Vì sao nắng nóng và lũ lụt ngày càng tàn khốc?

Biến đổi khí hậu có thể liên quan đến những trận mưa tồi tệ, đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài đang cùng lúc xảy ra trên toàn thế giới.

Nắng nóng gây họa khắp nơi

Hàng triệu người khắp châu Á đang phải đối mặt nhiệt độ ngột ngạt do El Nino làm trầm trọng thêm thời tiết nắng nóng bất thường

Thủ phạm thực sự gây ra trận mưa 'tận thế' ở Dubai

Một phân tích khoa học mới đây kết luận rằng sự nóng lên toàn cầu 'rất có thể' là nguyên nhân gây ra lượng mưa kỷ lục tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Cử tri Ấn Độ đi bỏ phiếu giữa thời tiết nắng nóng khắc nghiệt

Theo hãng CNN, cử tri Ấn Độ đi bỏ phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới, trùng với đợt nắng nóng khắc nghiệt bao trùm khắp nước.

Lũ lụt lịch sử tại UAE và Oman có thể do tình trạng nóng lên toàn cầu

Tình trạng nóng lên toàn cầu do phát thải nhiên liệu hóa thạch 'rất có thể' đã làm trầm trọng thêm những trận mưa dữ dội trút xuống Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Oman vào tuần trước, khiến nhiều người thiệt mạng và gây lũ lụt trên diện rộng.

Nắng nóng khắc nghiệt đang vượt giới hạn chịu đựng của con người

Những sự kiện từng không thể tưởng tượng được trước đây đang trở nên phổ biến khi nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng, vượt qua cả dự báo của các chuyên gia.

Châu Phi chật vật ứng phó thời tiết cực đoan

Tình trạng biến đổi khí hậu khiến châu Phi nóng lên với tốc độ nhanh hơn so với phần còn lại của trái đất và hứng chịu nhiều hình thái thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, khả năng ứng phó của các quốc gia 'lục địa đen' lại thấp hơn các khu vực khác, đẩy hàng trăm triệu người đến bờ vực khủng hoảng nhân đạo.

Nắng nóng chết người ở Tây Phi, tất cả là do con người làm biến đổi khí hậu

Nếu không có những biện pháp giảm thiểu khí nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch, Trái đất của chúng ta sẽ thường xuyên phải đối mặt với những đợt nắng nóng khắc nghiệt gây chết người như vừa qua.

Nguyên nhân gây nắng nóng lên tới gần 50 độ C ở Tây Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, đợt nắng nóng gay gắt ở Tây Phi khiến nhiệt độ tăng vọt hơn 45°C vào đầu tháng này là do biến đổi khí hậu do chính con người gây ra.

Hạn hán bủa vây Lục địa đen

Thời tiết khắc nghiệt ở khu vực phía đông - nam châu Phi, vùng Sừng châu Phi đang đẩy hàng chục triệu người dân đến bờ vực của nạn đói. Kể từ cuối năm 2020 đến nay, hạn hán kéo dài, trải rộng hầu như khắp Lục địa đen.

Nhiều nước Nam Mỹ hứng chịu hàng triệu tấn khí thải carbon do cháy rừng

Ngày 28/2, Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) cho biết các vụ cháy rừng ở Brazil, Venezuela và Bolivia đã tạo ra lượng khí thải carbon cao nhất được ghi nhận đối với tháng 2 trong hai thập kỷ qua.

Cháy rừng, nhiều nước Nam Mỹ hứng chịu hàng triệu tấn khí thải carbon

Ngày 28/2, Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) cho biết, các vụ cháy rừng ở Brazil, Venezuela và Bolivia trong tháng 2/2024 đã tạo ra lượng khí thải carbon cao nhất được ghi nhận trong hai thập kỷ qua.

Rừng Amazon tại Brazil có số vụ cháy kỷ lục với gần 3.000 vụ trong tháng 2

Trong tháng này, gần 3.000 đám cháy đã xảy ra tại rừng Amazon khu vực thuộc lãnh thổ Brazil. Đây là số vụ cháy rừng cao nhất xảy ra trong mỗi tháng Hai, kể từ khi số liệu này bắt đầu được thống kê từ năm 1999, trong đó tình trạng biến đổi khí hậu được cho là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tình trạng này.

Úc, Chile quay cuồng vì cháy rừng

Hơn 2.000 người đã được lệnh sơ tán khỏi các thị trấn Raglan và Beaufort ở phía Tây bang Victoria - Úc do cháy rừng bùng lên ngoài tầm kiểm soát hôm 22-2.

Hiện tượng thời tiết tiếp tục biến đổi khó lường trong 2024

Những ngày qua, thế giới chứng kiến hàng loạt các hình thái thời tiết cực đoan trái ngược nhau. Theo Liên hợp quốc, trong năm 2024, cùng với ảnh hưởng của El Nino, các hiện tượng thời tiết sẽ tiếp tục biến đổi khó lường và có phần khắc nghiệt hơn.

Thủ phạm gây hạn hán ở Amazon

Một nghiên cứu được công bố hôm 25/1, biến đổi khí hậu là thủ phạm chính gây ra đợt hạn hán kỷ lục ở rừng nhiệt đới Amazon, làm cạn kiệt các dòng sông, giết chết loài cá heo có nguy cơ tuyệt chủng và đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người trong khu vực.

Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán kỷ lục ở Amazon

Biến đổi khí hậu là thủ phạm chính gây ra hạn hán kỷ lục ở rừng nhiệt đới Amazon, làm cạn kiệt các dòng sông, giết chết loài cá heo có nguy cơ tuyệt chủng và đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người trong khu vực, theo một nghiên cứu công bố vào thứ Tư (24/1).

Năm nóng nhất trong vòng 100.000 năm

Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu chính thức xác nhận năm 2023 là năm nóng kỷ lục của hành tinh và là năm nóng nhất trong 100.000 năm qua.

Năm 2023 là năm nóng nhất lịch sử

Nhiệt độ Trái Đất đạt mức cao kỷ lục trong 100.000 năm qua, báo hiệu những hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Thế giới trải qua năm 2023 với nhiều biến động

Thế giới vừa trải qua 12 tháng đầy biến động với diễn biến phức tạp, khó lường của các cuộc xung đột, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan...

Châu Á: Khủng hoảng sức khỏe do khí hậu gióng lên cảnh báo trước thềm COP28

Năm 2023 có khả năng sẽ trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận trên thế giới, và ảnh hưởng đối với cơ thể con người là rất nặng nề. Nhiệt độ cao kỷ lục có thể gây đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Muỗi mang mầm bệnh sinh sôi sau những trận mưa xối xả và lũ lụt tàn khốc. Không khí ô nhiễm gây khó thở và các bệnh về đường hô hấp. Những tình trạng khẩn cấp về sức khỏe đi kèm với biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến các cộng đồng trên toàn cầu.

Nguyên nhân gây nắng nóng cực đoan ở Madagascar

Đợt nắng nóng kéo dài thiêu đốt Madagascar hồi tháng 10 vừa qua, ảnh hưởng đến hàng triệu người, sẽ không xảy ra nếu không có tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Biến đổi khí hậu làm khan hiếm thứ dầu ăn tốt nhất của con người

Loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe hiện nay giá tăng vọt bởi hạn hán, sóng nhiệt và nhất là cháy rừng do biến đổi khí hậu, thiêu rụi các trang trại trồng ô liu ở miền Nam châu Âu.

Biến đổi khí hậu khiến loài người thiệt hại bao nhiêu tiền?

Một nghiên cứu mới cảnh báo nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu đạt tới 2°C, các đợt nắng nóng tương tự như năm nay được dự đoán sẽ xảy ra cứ 5 hoặc 6 năm một lần. Thiệt hại sẽ đổ lên đầu các nước nghèo.

Lo ngại về cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu

Trận lũ lụt kinh hoàng gần đây tại Libya và Hy Lạp là dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày càng đáng lo ngại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, cháy rừng, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Nghiên cứu: Lũ lụt ở Libya có khả năng cao gấp 50 lần do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã tạo ra những cơn mưa xối xả và có khả năng cao gấp 50 lần gây ra lũ lụt chết người như ở Libya gần đây, theo một nghiên cứu mới được công bố vào hôm thứ Ba (19/9).

Báo động tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu | Nhìn ra thế giới | 17/09/2023

Theo phân tích gần đây của nhóm các nhà khoa học quốc tế chuyên nghiên cứu mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan World Weather Attribution, các đợt nắng nóng khắc nghiệt diễn ra vừa qua đã tàn phá nhiều khu vực ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu EU cho biết năm 2023 có thể sẽ là năm nóng nhất lịch sử loài người và nhiệt độ toàn cầu trong mùa hè này ở Bắc bán cầu là mức cao nhất từng được ghi nhận.

Sau hiệu ứng nhà kính là nguy cơ bầu ướt

Khí quyển Trái Đất đang nóng lên, nhanh chóng hơn dự báo, tạo nên các sóng nhiệt trên không và dòng nhiệt dưới biển. Nước trong các đại dương bốc hơi mạnh hơn, không khí ẩm ướt hơn, và những trận mưa bão dữ dội cũng nhiều hơn. Từ đây một hiện tượng quan trọng khác diễn ra dẫn đến nhiều bệnh tật và chết chóc hơn các thảm họa thiên nhiên khác, đó là tình trạng bầu ướt (wet bulb), được hình dung như một thứ nồi hầm mà trong đó nhiệt độ và độ ẩm không khí cùng đột ngột tăng cao đến mức cơ thể con người không thể chịu đựng nổi.

'Điểm mù' rủi ro khí hậu

Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi lần đầu tiên mới diễn ra (từ ngày 4 - 6/9) tại Kenya, nhiều ý kiến cho rằng lục địa này đã phải hứng chịu nhiều nhất từ biến đổi khí hậu khi Trái Đất nóng lên, trong khi họ lại xả thải ít nhất.

Châu Phi vật lộn với rủi ro khí hậu

Châu Phi đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn so với phần còn lại của hành tinh và phải hứng chịu nhiều thảm họa về khí hậu hơn. Nhưng hầu hết 1,3 tỷ người ở châu lục này đang sống với rất ít thông tin về những gì sắp xảy ra. Điều đó có thể vừa nguy hiểm vừa tốn kém, với thiệt hại lên tới hàng tỷ USD.

Lý do châu Phi rơi vào 'điểm mù' về rủi ro khí hậu

Diện tích rộng lớn của lục địa đen không được bảo vệ hiệu quả trước rủi ro khí hậu do hệ thống quan sát thời tiết tại đây kém phát triển nhất.

'Báo động đỏ' từ thiên nhiên

Bần thần đứng trước ngôi nhà bị thiêu rụi trong thảm họa cháy rừng thảm khốc ở thị trấn nghỉ dưỡng Lahaina, anh David Gobel cùng vợ và 4 người con miễn cưỡng lên kế hoạch rời khỏi hòn đảo Maui (bang Hawaii, Mỹ) để tìm nơi định cư mới, trong tâm trạng ngổn ngang những âu lo, suy nghĩ. 'Chúng tôi sẽ sống ở đâu? Chúng tôi sẽ làm việc ở đâu?', anh Gobel trăn trở.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các điều kiện bùng phát cháy rừng tại Canada

Thời tiết khô nóng kéo dài nhiều tháng đã tạo ra những điều kiện giống như 'hộp mồi lửa' khiến cháy rừng bùng phát dữ dội ở Canada trong năm nay và các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.