Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để tiếp tục chỉnh sửa chính sách, bổ sung các điều kiện, thủ tục nhằm tháo gỡ khó khăn với khách hàng vay vốn từ gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Sáng 18/9, phát biểu ở chuyên đề chính sách về đất đai tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, phải xác định giá đất trước thời điểm giao đất, mới đảm bảo sự chính xác. Khi nộp tiền vào ngân sách mới giao đất.
Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng đầu là quan điểm được các đại biểu đưa ra thảo luận, thống nhất tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề 'Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững'.
Chiều 18/9, sau một ngày làm việc sôi nổi, trách nhiệm và khẩn trương, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Bên cạnh giới hạn tổng mức tín dụng, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cần chú trọng về cơ cấu và chất lượng tín dụng để đưa vốn vào nền kinh tế thực.
Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ sẽ trình giảm thêm thuế xăng dầu ở kỳ họp Quốc hội tới.
Chiều 18/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, GS.TS Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận và bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề 'Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững'. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh bên lề hội nghị.
Tham gia thảo luận tại Tọa đàm cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Viêt Nam 2022, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý cho rằng, Việt Nam đã phối hợp linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ để thích ứng tốt trong bối cảnh quốc tế tiềm ẩn nguy cơ lạm phát và suy thoái. Các chuyên gia cho rằng cần sẵn sàng nghiên cứu kỹ lưỡng, chủ động trong các giải pháp tài khóa, để có các phương án, kịch bản đa dạng ứng phó với các biến cố.
Các lãnh đạo, chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng tín dụng 14% là hợp lý về cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nếu nới thêm, áp lực lên tỷ giá và lãi suất sẽ lớn, tạo nguy cơ chảy máu vốn.
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, sẽ tiếp tục sửa đổi chính sách, thủ tục để đẩy nhanh gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, PGS. TS Lê Văn Chiến – Viện trưởng Viện lãnh đạo học và chính sách công, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng một trong những giải pháp quan trọng là phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị tiền đề cho kinh tế phục hồi và tăng trưởng trong dài hạn; đồng thời nhấn mạnh đây là là yếu tố quyết định cho sự phát triển của đất nước.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 đã diễn ra phiên thảo luận chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện chính sách về đất đai. Trong đó, các đại biểu đã góp ý thẳng thắn về việc định giá đất sát giá thị trường.
Phiên thảo luận toàn thể chiều 18/9 tại Diễn đàn kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, TS. Vũ Sỹ Cường cho rằng, còn dư địa tài khóa thực hiện chính sách hỗ trợ. GS. Andreas Hauskrecht – Đại học Indiana, Hoa Kỳ, khuyến nghị Việt Nam nên sử dụng chính sách tài khóa an toàn.
Ghi nhận ý kiến bên lề Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường đại học cho rằng, diễn đàn được tổ chức thời điểm này là cần thiết, góp phần đưa ra các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022, chiều 18/9, khẳng định thành công của Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình cho biết, Diễn đàn lần này đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, của người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các ý kiến của các diễn giả, chuyên gia trao đổi đều có sự thống nhất, đồng thuận cao trong các nhận định, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế, là thông tin tham khảo, căn cứ quan trọng trong hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cả trong ngắn hạn và dài hạn.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, định nghĩa khái niệm 'giá đất thị trường' không rõ ràng khiến gần 10 năm qua các bi kịch về giá đất sinh ra ngày một nhiều.
Đề xuất giải pháp củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam và Lào Francois Painchaud nêu rõ, bên cạnh chính sách tài khóa, tiền tệ, tài chính để hỗ trợ tăng trưởng còn cần quan tâm tới các chính sách về cải cách cơ cấu để có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng môi trường kinh doanh.
Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đang là một xu hướng mạnh mẽ, tất yếu ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những lợi ích về cả kinh tế và môi trường.
Tham gia đóng góp ý kiến về chính sách tài khóa hỗ trợ ổn định và phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2025 tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường cho rằng, năm 2023-2025 cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa là chủ động, linh hoạt trong ứng biến về ngắn hạn nhưng tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách và kỷ luật tài chính về dài hạn.
Theo PGS.TS Vũ Sỹ Cường, năm 2023-2024 cần xem xét tăng lương cho cán bộ, viên chức để tạo ra sự kích thích mới.
Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được những thành tựu không nhỏ, tuy nhiên vẫn cần có những điều chỉnh theo nguyên tắc can thiệp có mục tiêu, không hỗ trợ hay can thiệp đại trà. Để đảm bảo tính bền vững cho tài chính quốc gia, các chính sách cần được đánh giá và xác định chiến lược dài hạn hơn.
Chiều 18-9, tại Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ tọa điều hành Phiên toàn thể với chủ đề 'Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế'.
Phát biểu tại Tọa đàm cấp cao 'Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững', Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà cho hay trong bối cảnh nhiều biến động và thách thức, Ngân hàng Nhà nước vẫn cố gắng để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 là 14%.
Sáng 18/9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề 'Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững' đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ đô Hà Nội. Đây là diễn đàn thường niên lần thứ hai được tổ chức trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV với sự đồng chủ trì của Ủy ban Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chuyên gia đến dự.
Hiện nay, dự thảo Luật Đất đai lại làm thay Bộ Xây dựng ghi luôn quy định chuyển nhượng bất động sản phải qua sàn giao dịch, nội dung này có hay không thì chờ Luật Kinh doanh bất động sản quy định...
Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ khẳng định dù đang phục hồi mạnh mẽ với nhiều điểm sáng, tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn đang và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo Ban Kinh tế Trung ương, việc hoàn thiện chính sách về đất đai sẽ mang lại tác động tích cực, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống của người dân.
Sáng 18/9, sau khi hội thảo chuyên đề 'Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội' của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 kết thúc, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong đã báo cáo tóm tắt kết quả hội thảo.
Củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu.Bài học thực tiễn qua hơn 35 năm đổi mới, kể cả trong những giai đoạn khó khăn, thử thách khắc nghiệt như trong 2 năm qua có thể nói rằng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như là yếu tố ' bất biến'' để ứng với ' vạn biến'' của tình hình kinh tế quốc tế.
'Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội', là chủ đề được chọn cho một trong số hai phiên hội thảo chuyên đề tại khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022.
Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có kỹ năng, đây cũng là một trong những đột phá chiến lược để phát triển đất nước trong thời gian tới…
Khi không tiếp cận được tín dụng, nhiều doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội phục hồi sau đại dịch hoặc không thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, bỏ lỡ các cơ hội đầu tư cho tài sản mới...
Ngày 18/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, phần thảo luận bàn tròn chuyên đề về đất đai có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cùng các chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản.
Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề 'Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững'' diễn ra sáng 18/9, ông Jonathan Picus, Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP tại Việt Nam gợi ý một số biện pháp hỗ trợ phục hồi nền kinh tế cho Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế
Nêu thực trạng doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang thương mại hoặc đất ở, làm thất thoát ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng đây là lỗ hổng lớn, vì chỉ cần một quyết định hành chính có thể làm mất đi hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ. Do vậy, cần có cơ chế bịt lỗ hổng này.
Sau phiên khai mạc, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 bước vào phiên thảo luận chuyên đề về 'Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững'. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự hội thảo.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng bài học thực tiễn qua hơn 35 năm đổi mới, kể cả trong những giai đoạn khó khăn, thử thách khắc nghiệt như trong 2 năm qua ứng phó với đại dịch Covid-19, có thể nói rằng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như là yếu tố 'bất biến'' để ứng với vạn biến'' của tình hình kinh tế quốc tế.