Giá đồng chạm mức thấp nhất trong ba tuần, do nghi ngờ về tác động của động thái thúc đẩy tăng trưởng gần đây ở Trung Quốc đối với nhu cầu.
Chiến lược gia Trung Quốc cấp cao tại ANZ, ông Xing Zhaopeng, cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể sẽ được đưa vào một gói chính sách lớn hơn, đang được các quan chức cấp cao xem xét.
Tất cả đều cho thấy đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với quy mô 18,6 nghìn tỷ USD, yếu đi trông thấy trong quý 3 này...
Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng những động thái này sẽ giúp kích thích chi tiêu, từ đó tạo đà phục hồi cho lĩnh vực từng là trụ cột của nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 8/2024 ở mức chậm nhất trong 5 tháng, trong khi doanh số bán lẻ và giá nhà mới tiếp tục giảm.
Theo Tân Hoa xã, ngày 13-9, Trung Quốc đã thông qua đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nước này, đẩy nhanh quá trình sửa đổi các luật nhằm giải quyết áp lực kinh tế do lực lượng lao động đang giảm sút.
Xuất khẩu của Trung Quốc giảm tốc cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu đang chậm lại...
Các nhà phân tích nhận định các nhà máy tại Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với sức ép lớn trong những tháng tới, do hàng rào thuế quan của các nước và nhu cầu sụt giảm.
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ chậm lại vào tháng 7, báo hiệu nhu cầu toàn cầu đang hạ nhiệt.
Hôm thứ Năm (25/7), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã gây ngạc nhiên cho thị trường khi tiếp tục thực hiện một số động thái cắt giảm lãi suất, cho thấy các nhà chức trách đang cố gắng cung cấp các biện pháp kích thích tiền tệ mạnh mẽ hơn để thúc đẩy nền kinh tế.
Bức tranh u ám của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới làm gia tăng kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ phải triển khai thêm các biện pháp kích cầu...
Quá trình thử nghiệm chương trình quy mô 42 tỷ USD mua lại lượng nhà còn dư trên thị trường của Trung Quốc đang cho thấy sáng kiến này không dễ thực hiện.
Nhà đầu tư Trung Quốc đang rút tiền gửi từ các ngân hàng để đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các sản phẩm quản lý tài sản có mức lợi suất cao hơn.
Ngày 13/5, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết nước này sẽ bắt đầu mở bán đợt đầu đối với trái phiếu kỳ hạn 30 năm trong tuần này, nhằm thúc đẩy kênh huy động vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nếu được triển khai, đây sẽ là lần thứ 4 Trung Quốc mở bán trái phiếu với quy mô lớn như vậy.
Lợi suất trái phiếu dài hạn của Trung Quốc đã bị giảm xuống mức thấp kỷ lục do lượng tiền sẵn có quá lớn và các chủ ngân hàng cho biết, trái phiếu tiết kiệm gần như được bán hết ngay lập tức cho các nhà đầu tư bán lẻ xếp hàng bên ngoài chi nhánh trước bình minh.
'Học chơi piano tốn rất nhiều tiền. Hiện tại nền kinh tế đang rất tồi tệ', một người Trung Quốc chia sẻ...
Ngày 4/3, hàng nghìn nhà lập pháp và cố vấn chính sách tập trung tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc tham gia kỳ họp 'lưỡng hội' bao gồm Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (CPPCC) và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC).
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã bơm gần 50 tỷ USD vốn chi phí thấp vào các ngân hàng chính sách vào tháng 12/2023, đồng thái cho thấy Bắc Kinh có thể tăng cường tài trợ cho các dự án nhà ở và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nền kinh tế.
Sản lượng ngũ cốc năm 2023 của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 695,41 triệu tấn và là năm thứ chín liên tiếp Trung Quốc đạt sản lượng thu hoạch ngũ cốc vượt 650 triệu tấn.
Bộ Chính trị Trung Quốc vừa cam kết sẽ tăng cường các biện pháp tài khóa và khiến các chính sách tiền tệ trở nên hiệu quả hơn để ổn định tăng trưởng kinh tế.
Cuộc suy thoái bất động sản ngày càng sâu sắc của Trung Quốc đang đẩy ngân hàng trung ương nước này hướng tới chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Lợi nhuận của các nhà sản xuất công nghiệp Trung Quốc trong tháng 10/2023 tăng với tốc độ chậm hơn nhiều so với tháng trước, do áp lực giảm phát vẫn dai dẳng.
Hôm nay, 20/9, Trung Quốc quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cho vay cơ bản (LPR), một động thái phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Nền kinh tế Trung Quốc rơi vào giảm phát, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lần đầu tiên tăng trưởng âm trong hơn hai năm. Đó là một trong những thách thức rõ ràng nhất mà các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đang đối mặt khi họ chật vật vực dậy tiêu dùng trong nước.
Hôm thứ Sáu (14/7), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã gợi mở về việc hỗ trợ chính sách nhiều hơn cho nền kinh tế, đồng thời kêu gọi sự kiên nhẫn trong việc chờ đợi đà phục hồi diễn ra.
Báo cáo lạm phát mới nhất là sự bổ sung cho chuỗi bằng chứng rằng đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc đang ngày càng yếu, và mối lo giảm phát đang đè nặng...
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc không thay đổi trong tháng 6 trong khi giá bán tại nhà máy tiếp tục giảm, làm dấy lên lo ngại về rủi ro giảm phát và làm tăng thêm suy đoán về khả năng Chính phủ Trung Quốc phải có thêm các gói kích thích kinh tế mới.
Ngày 20/6, Trung Quốc đã công bố cắt giảm lãi suất điều hành, lần cắt giảm đầu tiên trong 10 tháng qua, khi các nhà chức trách tìm cách thúc đẩy sự phục hồi kinh tế đang chậm lại, tuy nhiên mức giảm tương đối khiêm tốn đối với lãi suất tham chiếu thế chấp khiến các nhà đầu tư thất vọng.
Động thái hạ lãi suất bất ngờ là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng lo lắng về tình trạng suy yếu của tăng trưởng và gấp rút hành động để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế...
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ cắt giảm lãi suất chính sách ngắn hạn, nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Các ngân hàng tại Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay tiêu chuẩn trong tháng thứ 9 liên tiếp sau quyết định duy trì lãi suất hiện hành của ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC).
PBoC đã giữ nguyên lãi suất ở mức 2,75% đối với các khoản vay trị giá 125 tỷ nhân dân tệ (18,08 tỷ USD) theo chương trình cho vay một năm dành cho một số ngân hàng.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), lợi nhuận của các công ty công nghiệp ở Trung Quốc giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2023, vì các nhà máy tại quốc gia này vẫn chưa hồi phục hoàn toàn và giá cả tiếp tục giảm.
Các dòng sông cạn kiệt, nắng nóng thiêu đốt và tình trạng thiếu điện ở một số khu vực tại Trung Quốc đang làm gián đoạn nhiều nhà máy và đe dọa năng suất cây trồng.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa có động thái bất ngờ khi giảm lãi suất chủ chốt lần thứ hai trong năm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi lĩnh vực sản xuất và ngành bán lẻ suy yếu trong tháng 7.
Thị trường tài chính Trung Quốc đang đối mặt với làn sóng rút vốn cao kỷ lục khi nhiều nhà đầu tư ngoại không còn quá mặn mà với việc nắm giữ các tài sản bằng nhân dân tệ. Xu hướng này liệu có kéo dài?
Trung Quốc gần đây liên tục nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua hạ lãi suất bất chấp rủi ro tiềm tàng về lạm phát và gánh nặng nợ phình to. Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nhận định đây là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm duy trì đà tăng trưởng trong năm nay.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thực hiện một loạt động thái nới lỏng trong những tuần gần đây, cắt giảm các lãi suất chủ chốt lần đầu tiên trong gần hai năm và khuyến khích các ngân hàng tăng tốc cho vay. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, chính sách tiền tệ nới lỏng ở Trung Quốc sẽ không đủ để ổn định nền kinh tế và cần phải tăng chi tiêu chính phủ nhanh hơn.
Trung Quốc đã đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản cho vay một năm (LPR) vào thứ 2 tuần này lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2020 trong bối cảnh áp lực kinh tế gia tăng.
PBoC đã hạ lãi suất cơ bản (LPR) cho khoản vay một năm từ mức 3,85% xuống 3,8%. Lãi suất cơ bản cho khoản vay 5 năm không đổi so với tháng trước là 4,65%.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã quyết định cắt giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 20 tháng nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế đang chịu sức ép từ sự sụt giảm trong lĩnh vực bất động sản và các đợt bùng phát virus lẻ tẻ.
t bùng phát dịch liên quan đến biến chủng Delta tại Trung Quốc làm tê liệt nhiều hoạt động dịch vụ hè, gây khó khăn khi lạm phát gia tăng và đe dọa tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.