Tìm ký ức thời gian qua sách hiếm

Ấn hành cách đây trên dưới nửa thế kỷ và là bản lưu duy nhất, nhiều đầu sách hiếm tại kho Địa chí của Thư viện tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tài liệu của độc giả hay đôi khi chỉ là mong ước tìm về ký ức thời gian khi được cầm trên tay một cuốn sách xưa cũ.

Tây Nguyên của Thu

Thu tôi nhắc đây là Hồ Thị Xuân Thu, họa sĩ người Huế nhưng sống ở Tây Nguyên, cụ thể là Pleiku, Gia Lai mấy chục năm nay.

Trao trả hồ sơ cán bộ đi B: Đậm nghĩa tri ân

Sáng 29-7, tại Bảo tàng tỉnh, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức lễ trao trả hồ sơ cán bộ đi B và triển lãm tài liệu lưu trữ với chủ đề 'Uống nước nhớ nguồn' nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).

Người vẽ 'chân dung' Krông Pa

Trong những năm tháng gắn bó với quê hương thứ hai, họa sĩ Trần Quang Lực đã khắc họa 'chân dung' vùng đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đầy sức sống và giàu bản sắc.

Thêm vào cơ sở dữ liệu tỉnh Gia Lai 5 tên đường

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký Quyết định số 91/QĐ-UBND ban hành danh mục cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu tên đường và công trình công cộng tỉnh Gia Lai (lần thứ I).

Gặp nhà thơ Nông Quốc Chấn ở Gia Lai

Còn nhớ lần tôi được ông Trịnh Kim Sung (Trịnh Kim Sanh), khi đó là Trưởng ty Văn hóa-Thông tin tỉnh Gia Lai-Kon Tum mời dự cuộc gặp mặt thân mật với nhà thơ Nông Quốc Chấn-Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin đến thăm và làm việc với tỉnh nhà.

Nét cọ chạm tâm hồn

Với khá nhiều sự kiện lần đầu tiên tổ chức trong thời gian gần đây, mỹ thuật Gia Lai đã mang đến cho công chúng yêu hội họa những 'cú chạm' đáng giá về cảm xúc.

24 ngàn lượt khách đến với 'Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023'

Thông tin từ Bảo tàng tỉnh Gia Lai, trong 3 ngày diễn ra (từ 20 đến 22-10), 'Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023' đã thu hút 24 ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh tham gia trải nghiệm.

Gia Lai: Tổ chức 'Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023'

Trong 3 ngày (20/10 - 22/10), tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai diễn ra 'Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023' với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đơn vị cùng đông đảo nghệ nhân các loại hình văn hóa - nghệ thuật dân gian và du khách.

Gia Lai: Khai mạc 'Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023'

Sáng 20-10, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ khai mạc 'Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023' với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đơn vị cùng đông đảo nghệ nhân các loại hình văn hóa-nghệ thuật dân gian và du khách.

Sắc màu Tây Nguyên giữa lòng Hà Nội

Tôi vừa đến tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội). Tại đây, tôi thêm một lần được chiêm ngắm một số tác phẩm của các họa sĩ vẽ về chủ đề Tây Nguyên với nhiều ấn tượng thú vị.

Di sản của Xu Man

Triển lãm 'Tranh của họa sĩ Xu Man' mở cửa đón khách tại Bảo tàng tỉnh giới thiệu đến người dân và công chúng yêu nghệ thuật các tác phẩm hội họa, tượng chân dung, ảnh về Xu Man-người nghệ sĩ duy nhất của Tây Nguyên cho đến nay nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật ở lĩnh vực mỹ thuật. Triển lãm kéo dài 1 tháng (từ ngày 31-8 đến 30-9) không chỉ giới thiệu các tác phẩm hội họa mà còn nhiều thông tin đặc biệt thú vị về người nghệ sĩ Bahnar.

Triển lãm tranh của họa sĩ Xu-Man thu hút khách tham quan

Diễn ra trong suốt tháng 9/2023, triển lãm tranh của họa sĩ Xu-Man, họa sĩ người Bahnar, ở Bảo tàng tỉnh Gia Lai là nơi thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách trong dịp nghỉ lễ năm nay ở địa phương.

Độc đáo tranh chuyển động 'Đất nước tôi' mừng Quốc khánh 2-9

Với lần đầu tiên sử dụng công nghệ kỹ thuật số CinemaGraph, bộ sưu tập mang đến những trải nghiệm mới mẻ, thiêng liêng, truyền cảm hứng đến người xem về tình yêu quê hương, đất nước.

Họa sĩ Xu Man-'Ngọn lửa thiêng' trên cao nguyên

Từ ngày 31-8 đến 30-9, Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức triển lãm tranh của họa sĩ Xu Man-người được xem là cánh chim đầu đàn của nền mỹ thuật Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên bộ sưu tập tranh gốc của họa sĩ tài danh người Bahnar được giới thiệu rộng rãi đến với công chúng yêu nghệ thuật.

Khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Xu Man

Sáng 31-8, Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Xu Man. Sự kiện nhằm quảng bá những tác phẩm của cố họa sĩ Xu Man-người được xem là cánh chim đầu đàn của nền mỹ thuật Tây Nguyên đến với công chúng yêu nghệ thuật.

Tư liệu quý về họa sĩ Xu Man

Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang lưu giữ 17 tác phẩm của họa sĩ Xu Man. Để tổ chức một cuộc triển lãm nhằm giới thiệu những bức tranh này đến với công chúng yêu mỹ thuật nói chung, yêu tranh Xu Man nói riêng, chúng tôi tìm kiếm thêm tư liệu về ông để làm phong phú nội dung triển lãm. Và, chúng tôi nhớ đến nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Phong-người có nhiều tấm ảnh chụp họa sĩ Xu Man đã đăng báo.

Khách của làng

Khách đến thăm một gia đình cũng đồng thời là khách của cả làng. Nguyên tắc rất phổ biến trong các cộng đồng Bahnar truyền thống này không phải người ngoài làng nào cũng biết. Người chân ướt chân ráo mới lên định cư ở Gia Lai những năm 90 của thế kỷ trước như tôi lại càng không thể biết mỹ tục ấy.

'Chuyện lạ' về họa sĩ Lê Hùng

Họa sĩ Lê Hùng chuẩn bị tổ chức triển lãm cá nhân, kết quả của 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải ngồi ở nhà và anh đã vẽ, vẽ và vẽ. Về vẽ, ai cũng phải công nhận ông họa sĩ này hết sức cần cù và đam mê.

'Từ trong đại ngàn': Lời của trái tim

Tôi rưng rưng cầm cuốn sách 'Từ trong đại ngàn' của Phùng Sơn mà anh gửi tặng vào đầu xuân 2022. Giữa mùa dịch Covid-19 hoành hành nhưng Phùng Sơn và Nhà xuất bản Thuận Hóa đã làm việc tích cực để đứa con tinh thần này kịp trình làng dịp Xuân Nhâm Dần.

Nơi 'phố trời gần' có điều khác biệt

Cuối tháng 10 Âm lịch, xứ Bắc đã vào đông. Xứ cao nguyên đang là mùa khô. Năm ấy dường như mùa khô đến sớm. Dọc quốc lộ 14 xuyên Tây Nguyên, hoa cúc quỳ tươi tắn gam màu vàng đậm ràn rạt theo chiều gió. Bên nẻo đường ngược Đức Cơ, xuôi Ayun Pa hay ven rẫy chân núi Hàm Rồng, bên con đường bao quanh Biển Hồ, cúc quỳ óng ánh, lấp lóa, mềm mại và dung dị, mang tới cảm giác nồng ấm. Thời ấy, năm đôi ba bận, từ Buôn Ma Thuột, tôi ngược Pleiku, Kon Tum, có khi lên tận ngã ba biên giới Ngọc Hồi, ngược lên Đak Glei, vượt lưng chừng con đèo Lò Xo, nghe âm âm trong gió 'Tiếng hát đi đày' của người tù Cộng sản Tố Hữu: 'Đường lên đỉnh núi Đắc Lay/Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim'… Vài bận dừng chân bên cây cầu Đak Zon, Đak Man ngắm mây vấn vít đỉnh ngàn rừng rồi vào ngôi làng bên đường hỏi chuyện mấy bà mấy cô người Xê Đăng, Giẻ Triêng về những bó củi hứa hôn đẹp như tranh khắc gỗ. Cũng vài lần đi về ngả Đông Gia Lai, đến Kbang, tìm về làng Stơr quê Bok Núp, ăn bữa cơm gạo rẫy đầu mùa với canh cá suối cùng vợ chồng em gái người Anh hùng trong ngôi nhà sàn thấp bé, tối đến ngủ nhà rông cùng đám thanh niên làng, bị lũ bọ chét tấn công, thêm 'trải nghiệm' nhớ đời. Người em rể Bok Núp, tên là Jứt, tuổi nhiều hơn ông anh vợ, quấn khố, áo may ô, hồn nhiên kể chuyện ngày nhỏ từng cõng Núp lội suối… Vài bận tìm đến ngôi làng Plei Bông của người Bahnar ở huyện Mang Yang, ngồi ngắm người họa sĩ già Xu Man trầm tư trước giá vẽ, lặng lẽ, chậm rãi phết màu lên khung tranh. Người con của làng sau bao năm quăng quật trên nẻo đường chiến tranh, từng bao năm lựa cọ phối màu nơi đất kinh kỳ, cũng đến độ thành danh, giờ về lại ngôi làng cũ, như hòn than bếp lửa quá đêm, níu thời gian bằng khung tranh giá vẽ, đêm đêm lắng tiếng gọi của Yàng.

Cụ Từ, cụ Tô và Gia Lai

Là tôi đang nhắc đến 2 ông giáo sư nổi tiếng Từ Chi và Tô Ngọc Thanh. Sau Tết Nguyên đán 1981, lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, tôi đang lơ vơ thì anh bạn cùng Phòng Văn nghệ rủ: 'Có đoàn của Viện Văn hóa xuống làng Tơ Tung (huyện Kbang) quay phim tư liệu lễ cơm mới. Cần người chạy máy nổ, tôi với ông thầu đi'. Anh này là họa sĩ, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, lên nhận công tác ở đây trước tôi vài năm. Tôi bật cười hỏi lại anh ấy: 'Hai thằng có bằng cấp cao nhất cơ quan lại đi chạy máy nổ, nhưng ông biết sử dụng không?'. 'Dễ ẹc, tôi làm được'-anh trả lời chắc nịch.

Họa sĩ Xu Man và một quãng đời nô lệ

Cố họa sĩ Xu Man là một tài năng lớn của nền hội họa Việt Nam đương đại. Tên tuổi của ông không những đã quá quen thuộc với giới hội họa mà cả với những ai có chút vốn văn hóa Tây Nguyên. Tuy nhiên, có lẽ còn ít người biết họa sĩ đã có một quãng đời cay cực dưới ách thống trị của thực dân Pháp trước khi được Cách mạng cứu vớt.

Những nghệ sĩ núi rừng của tôi

Tôi quen chị H'Ben khi chị làm Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai do anh Trịnh Kim Sanh (Trịnh Kim Sung)-Trưởng ty Văn hóa Thông tin tỉnh Gia Lai-Kon Tum giới thiệu. Anh Trịnh Kim Sanh bảo tôi: 'Cậu gặp H'Ben tha hồ mà nói mà hát mà khoe tiếng Bahnar với một nghệ sĩ người Bahnar thứ thiệt'.

Xứng đáng với Xu Man

Những ngày cuối thu, chầm chậm đi qua những cung đường Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) cảm nhận chút lạnh khẽ khàng, dừng chân thưởng lãm những tác phẩm mỹ thuật bên đường Anh Hùng Núp, bắt gặp một cao nguyên đa sắc. Cảm giác như được sở hữu, được chạm vào vẻ đẹp của vùng đất, của mùa thu cao nguyên hay cả chiều dài thăm thẳm của văn hóa bản địa qua những mùa lễ hội trong những tác phẩm.

Nhớ lần thăm họa sĩ Xu Man

Cố họa sĩ Xu Man là người nổi tiếng không chỉ của Gia Lai nên nhiều người biết và có kỷ niệm với ông. Bản thân tôi cũng có một vài kỷ niệm nho nhỏ với ông, không chỉ về những bức tranh ông vẽ.

Triển lãm tranh ảnh, tư liệu và nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam

Trước ngày diễn ra khai mạc 'Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên', đã diễn ra các hoạt động triển lãm 'Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam' và trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát và dệt thổ cẩm.