Lai Châu là vùng đất lịch sử giàu truyền thống cách mạng. Tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm bất khuất và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được khẳng định qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, được minh chứng bằng lời khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm trên Văn Bia vua Lê Thái Tổ - Bảo vật quốc gia.
75 năm xây dựng và trưởng thành trải qua 14 kỳ đại hội, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng bộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Lai Châu hôm nay quyết tâm chung sức, đồng lòng xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.
Ngược dòng thời gian trở lại 75 năm về trước, ngày 10/10/1949, Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu (nay là Đảng bộ tỉnh Điện Biên và Lai Châu) được thành lập. Sau đó gần 2 tháng, Chi bộ Đảng tỉnh Lai Châu ra đời (ngày 02/12/1949). Những sự kiện này đã khẳng định sự trưởng thành của phong trào cách mạng của tỉnh. Từ đây phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương đã có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo, đánh dấu bước ngoặt trong đời sống chính trị của đồng bào các dân tộc 2 tỉnh: Lai Châu và Điện Biên.
Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, HTX rau, hoa công nghệ cao Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
Ngày 15/9, tại xã Ngọc Chiến, Công ty CP Nafoods Group, tỉnh Nghệ An, đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mường La tổ chức Chương trình trao quà ủng hộ nhân dân bị thiên tai.
Do ảnh hưởng cơn bão số 3, tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, có 150 ha lúa đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch đã bị ngập, vùi lấp; thiệt hại nặng nhất là diện tích lúa ở các bản Pú Dảnh, Mường Chiến, Mường Chiến 2, Nà Tâu, Bản Lướt, bản Phày, Đông Xuông và Khua Vai.
Vịnh Ta Gia được ví như 'vịnh Hạ Long thứ 2' giữa lòng Tây Bắc. Đây là điểm đến còn khá hoang sơ nhưng giàu tiềm năng phát triển du lịch.
Tối 1/9, tại huyện Than Uyên UBND tỉnh long trọng tổ chức Chương trình Nghệ thuật chào mừng Tết Độc lập năm 2024 với chủ đề 'Lung linh sắc màu Than Uyên – Lai Châu'.
Tối 1/9, Chương trình chào mừng Tết Độc lập năm 2024 với chủ đề 'Lung linh sắc màu Than Uyên' do tỉnh Lai Châu tổ chức, đã diễn ra tại huyện Than Uyên.
Giải chạy quốc tế KOMOMO Than Uyên 2024 nhằm lan tỏa hơn nữa vẻ đẹp thiên nhiên, núi rừng Than Uyên đến với du khách trong nước và quốc tế.
Ngày 31/8, trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động chào mừng Tết Độc lập (2/9), UBND huyện Than Uyên tổ chức Giải chạy quốc tế KOMOMO Than Uyên năm 2024 với sự đồng hành của đơn vị GREAT RACE Việt Nam.
Ngày 29/8, nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới tại 'miền quê cổ tích' ở Sơn La, tạo nên không khí rộn ràng, vui tươi.
Những lời thăm hỏi, động viên ân cần, những món quà ý nghĩ, cùng nhiều hoạt động hỗ trợ sửa chữa nhà ở, góp công lao động sản xuất, dâng hương, dâng hoa tại nghĩa trang và các bia tưởng niệm liệt sĩ... thể hiện sự tri ân của cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Sông Mã đối với các anh hùng liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh đã hiến cả thanh xuân, xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Ngày 23/7, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng lãnh đạo Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã đến thăm, tặng quà người có công, thân nhân liệt sĩ trên địa bàn huyện Sông Mã.
Những năm qua, huyện Mường La đã tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ, tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông đường bộ, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã trên địa bàn.
Mường La là địa phương thường xuyên xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, đá lăn. Bảo đảm an toàn và ổn định đời sống lâu dài cho người dân, huyện đã huy động các nguồn lực triển khai nhiều dự án bố trí dân cư vùng thiên tai, đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2024, huyện Mường La được giao trên 320 tỷ đồng vốn đầu tư công thực hiện 54 công trình chuyển tiếp và 40 công trình khởi công mới. Đến hết tháng 6, huyện đã giải ngân gần 187 tỷ đồng, đạt 58,3% vốn giao, đứng trong tốp đầu về giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ 'Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công', những năm qua, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác dân vận, xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Chỉ hơn chục năm về trước, nhắc đến Ngọc Chiến, nhiều người nghĩ ngay đến vùng đất hoang sơ, nghèo đói, đi lại khó khăn. Tuy nhiên giờ đây, nơi này đã trở thành điểm đến ưa thích của nhiều du khách.
Với sự đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng và yếu tố khí hậu, ở huyện Mường La rừng có hệ thực vật phong phú, có nhiều cây sống hàng trăm năm tuổi, có giá trị về đa dạng sinh học và môi trường, văn hóa, lịch sử, mỹ quan. Hiện nay, toàn huyện có 39 cây được công nhận cây di sản với tuổi đời từ 300 năm đến 1.000 năm.
Cách thành phố Sơn La 40 km, được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan tươi đẹp, đồng bào các dân tộc huyện Mường La đang lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Bên cạnh đó, có công trình Thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á, với diện tích lòng hồ rộng lớn là cơ sở để thúc đẩy phát triển du lịch.
Không may bị bỏng điện cao thế, anh Lù Văn Thim ở Lai Châu liệt hai chân, phải cắt bỏ nhiều chi ở tay. Gia đình người đàn ông dân tộc này đang rơi vào đường cùng khi chi phí điều trị quá lớn cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
Bị bỏng điện cao thế, anh Thim phải cắt bỏ nhiều chi ở tay. Di chứng để lại nặng nề cùng với chi phí điều trị quá tốn kém, gia đình anh lâm vào túng quẫn.
Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm 'Sạch nhà - sạch ngõ', gắn với Cuộc vận động 'Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch', 'Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh', góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, vào tháng 4-6/2024, nắng nóng sẽ xuất hiện ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, vùng núi phía Tây thuộc Bắc Trung Bộ, sau đó mở rộng dần sang các nơi khác của khu vực Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.
Cuối tháng 2, đầu tháng 3, hoa Sơn Tra ở Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La) nở trắng khắp núi đồi, tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp.
Về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La những ngày tháng 3, hoa sơn tra bung nở khắp triền đồi, 'miền quê cổ tích' khoác lên mình màu áo trắng tinh khôi. Ngọc Chiến hôm nay, không chỉ tiên phong trong phát triển du lịch cộng đồng, mà còn là một trong những điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Mường La.
Những ngày tháng 3, khắp núi đồi bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) trở nên sáng bừng bởi sắc trắng bồng bềnh của hoa sơn tra.
Để thu hút du khách, việc xây dựng những sản phẩm độc đáo là điều cần thiết. Về lâu dài, du lịch muốn phát triển bền vững chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở bản sắc văn hóa của dân tộc.
Dưới đây là gợi ý một số điểm đến lý tưởng cho chuyến du xuân Tết Nguyên đán 2024 tại miền Bắc.
Từ định hướng đúng đắn của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự tích cực hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, Than Uyên gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực. Nhất là du lịch đã và đang phát triển mạnh với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, văn hóa các dân tộc đặc sắc thu hút ngày càng đông du khách đến với địa phương.
Bản Lướt (Sơn La) nằm ở độ cao hơn 1.600m so với mực nước biển, lọt thỏm giữa núi đồi và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Điểm độc đáo ở đây là những bể nước khoáng nóng bốc khói nghi ngút.
Chào mừng kỷ niệm 20 năm chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu (1/1/2004 - 1/1/2024), ngày 2/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ gắn biển các công trình trên địa bàn.
Di sản là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước, là kết tinh lao động và sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời khác dày công tạo dựng. Với sự phong phú và giàu bản sắc, các di sản văn hóa huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã góp phần quan trọng trong việc vun đắp lịch sử truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và quảng bá bức tranh đa sắc màu vùng Tây Bắc.
Hiện vẫn còn hơn 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn. Tại một số nơi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, miền núi, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước,
Tối ngày 17/11, Liên hoan Làng du lịch diễn ra tại huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) với sự tham gia của 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái. Chương trình liên hoan sẽ kết thúc vào ngày 19/11.
Tỉnh Hòa Bình vừa khai mạc Liên hoan Làng du lịch cộng đồng 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng tại huyện Mai Châu.
Tối 17/11, tại sân cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình) UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai mạc Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, với sự tham gia của 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái.
Liên hoan làng du lịch cộng đồng (DLCĐ) các tỉnh Tây Bắc mở rộng (TBMR) năm 2023 sắp diễn ra. Người dân trong tỉnh và du khách háo hức chờ đón liên hoan để được đắm mình trong không khí lễ hội miền Tây Bắc.
Sau chặng đường gần 240km từ thành phố Việt Trì, vượt qua Khau Phạ- một trong 'tứ đại đỉnh đèo', chúng tôi đến xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ngọc Chiến hiện ra tựa bức tranh cổ tích, nguyên sơ, nên thơ, có lẽ đó cũng là nguyên do nhiều người gọi nơi đây là miền đất 'nghe núi kể chuyện, nghe suối tâm tình'.
Những năm gần đây, bên cạnh việc khám phá thiên nhiên, du khách có xu hướng cải thiện sức khỏe, nâng cao thể chất, tinh thần khi đi du lịch. Việt Nam với hệ sinh thái phong phú, du lịch chăm sóc sức khỏe đang được coi là 'mỏ vàng' thu hút du khách quốc tế.