68 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã vượt qua vết thương chiến tranh, khoác lên mình diện mạo mới, trở thành một thành phố năng động, phát triển và giành được nhiều thành tựu.
ĐBP - Sau những ngày rét đậm, rét hại rồi nắng gắt, nhiều diện tích lúa mới tỉa giặm trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ bị úa vàng, không phát triển. Các hộ dân, các địa phương có lúa bị thiệt hại đang tìm cách khắc phục.
ĐBP - Một sớm cuối năm (ngày 21/12), sương giăng kín lối, rét cứa buốt da thịt, nhưng tờ mờ sáng, lãnh đạo, cán bộ tỉnh Điện Biên cùng nhiều người dân trên địa bàn đã có mặt tại ngã ba Nà Nhạn – Mường Phăng, chờ đón xe 'hộ tống' Tượng thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Hà Nội lên. Cẩn trọng và cung kính, tượng Đại tướng được đặt lên kệ, phủ vải đỏ, chuyển xe đoàn tiêu binh rước vào Mường Phăng. Con đường ngoằn ngoèo men núi vào Sở Chỉ huy năm xưa, nay khác lạ, sương lạnh nhưng ấm lòng. Người dân các bản dọc đường ùa ra cổng, kính cẩn chào; các em nhỏ cũng háo hức xếp hàng dài chờ đón. Không khí trông ngóng, hân hoan như một lần nữa Đại tướng về thăm Mường Phăng và lần này, Người... ở lại nơi đây.
Trên bản đồ du lịch, bản Che Căn ở vị trí trung tâm của vùng đất Mường Phăng lịch sử. Từ đây có thể tới tham quan Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, leo lên đỉnh núi Pú Huốt nhìn toàn cảnh TP Điện Biên, hay vào bản làng nghề truyền thống của người H'Mông, người Khơ Mú, đạp xe qua rừng dẻ, ngắm hoa đào bên hồ Pá Khoang thơ mộng.
ĐBP - Nằm cách trung tâm TP. Ðiện Biên Phủ chừng hơn 30km, xã Mường Phăng lâu nay vẫn được biết đến là miền đất gắn liền với văn hóa người dân tộc Thái. Thế nhưng, ít ai biết, mặc dù chỉ chiếm trên 20% dân số toàn xã, song cộng đồng người Mông ở Mường Phăng vẫn còn nắm giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên sức hút riêng và đang được chính quyền nơi đây khuyến khích, xây dựng hình ảnh cho du lịch địa phương.
Gắn bó với nghề đan lát truyền thống đã hơn 40 năm, giờ ông Mùa A Vừ, người dân tộc H'Mông ở bản Loọng Luông, xã Mường Phăng, TP Ðiện Biên Phủ (Ðiện Biên) vẫn say mê với nghề, đặc biệt là đan lu cở, một vật dụng đặc trưng của đồng bào H'Mông ở Ðiện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung. Mục đích của việc duy trì nghề với ông Mùa A Vừ không chỉ là để cải thiện đời sống gia đình mà còn nhằm truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu, hỗ trợ dân làng giữ nghề truyền thống mà ông cha để lại.
ĐBP - Những năm qua, với nhiều hoạt động, chương trình giao lưu, biểu diễn văn hóa, văn nghệ về tận các khu vực vùng cao, biên giới, đời sống tinh thần, mức hưởng thụ nghệ thuật của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ta đã ngày càng được nâng lên.
ĐBP - Mặc dù hiện nay, mọi đồ dùng cơ bản phục vụ cuộc sống đều có thể mua sẵn nhưng người dân tộc Mông tại nhiều bản làng trên địa bàn tỉnh ta vẫn duy trì nghề thủ công làm cây hương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống.
ĐBP - Một mùa xuân mới đang về! Kể cũng thú vị thật và kỳ lạ thật, dẫu không có hình hài cụ thể, không có âm thanh rõ ràng, không có hương vị riêng biệt, nhưng ai cũng có thể cảm nhận được tình xuân, ý xuân, hồn xuân trong thời khắc giao mùa. Ðặc biệt xuân nay, lúc chúng tôi viết những dòng này, thì một mùa xuân đặc trưng vùng cao - đặc trưng văn hóa Mông - đang diễn ra như một khát vọng sống, khát vọng vươn lên trong sự sinh tồn bất diệt. Ðó là Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Mông lần thứ IV, tại bản Loọng Luông (xã Mường Phăng, huyện Ðiện Biên), do UBND huyện Ðiện Biên phối hợp với chính quyền các xã trong khu vực tổ chức.
Hôm nay 7/12, tại bản Loọng Luông, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên đã diễn ra Ngày hội giao lưu văn hóa dân tộc Mông huyện Điện Biên lần thứ IV với sự tham gia của hơn 250 nghệ nhân, diễn viên chuyên và không chuyên đến từ 11 xã trên địa bàn huyện Điện Biên. Chị Vàng Thị Cá, bản Loọng Luông, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên: Bản thân tôi bây giờ là rất hồi hộp, rất vui mừng và rất sung sướng. Mong muốn lớn nhất của bà con là đi chơi hội với cả được làm bánh; các đôi nam nữ thì muốn tìm hiểu, kết duyên. Ông Giàng A Chợ, Chủ tịch UBND xã Nà Tấu, huyện Điện Biên: Chúng tôi mang một số bài múa, hát, tù lu, thể thao. Chúng tôi muốn bảo tồn bản sắc dân tộc của chúng tôi để có cái Tết Mông vui vẻ như ngày hôm nay và các năm tiếp theo. Chị Hoàng Thị Minh Thư, du khách đến từ Hà Nội: Đây là lần đầu tiên em lên Điện Biên và rất may mắn được tham dự ngày hội văn hóa dân tộc Mông. Buổi sáng hôm nay thì không khí rất là vui. Lần đầu tiên em được chứng kiến các bài nhạc, múa của đồng bào dân tộc và cảm thấy không khi hôm nay rất là vui vẻ. Ông Bùi Hải Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội: Chương trình giao lưu văn hóa các dân tộc Mông nhằm mục đích tuyên truyền chủ trươn, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và đặc biệt là bảo tồn và gìn giữ những nét văn hóa đặc biệt, truyền thống của đồng bào dân tộc trên đia bàn. Nọi dung này chúng tôi đã đưa vào Nghi quyết và kế hoạch của UBND huyện, hai năm chúng tôi tổ chức một lần, được đông đảo nhân dân nhiệt tình ủng hộ, tham gia.