Trên hành trình về với miền Tây Thanh Hóa, chúng tôi có dịp gặp gỡ những người con của bản Mông đã và đang làm việc, công tác tại cơ quan, đơn vị ở cấp huyện, cấp xã hay những người có uy tín, bí thư chi bộ tại các bản Mông thuộc các huyện miền núi cao, biên giới như Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn... Họ đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào gìn giữ những nét đẹp truyền thống, xóa bỏ những hủ tục, trong đó có hủ tục tang ma của đồng bào Mông.
Những năm qua, các bản, làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới xứ Thanh ngày càng thay da, đổi thịt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên. Có được kết quả ấy, là nhờ có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Họ chính là 'điểm tựa' ngày đêm chung sức, đồng lòng cùng chính quyền địa phương xây dựng bản, làng no ấm, bình yên và phát triển.
Đảng ta luôn xác định, đoàn kết là giá trị cốt lõi, đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
'Hành quân xanh' là 1 trong 4 chiến dịch nổi bật của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024 nhằm nêu cao vai trò tiên phong của thanh niên khối lực lượng vũ trang trong XDNTM, đô thị văn minh; các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng... Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh bộ đội Cụ Hồ, chiến sĩ công an Nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Pù Nhi (đóng trên địa bàn huyện Mường Lát) đã tập trung lãnh đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả mang tính đột phá trong công tác hậu cần, góp phần nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần bộ đội.
Sinh năm 1992, quê ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát), anh làm thơ và có những tác phẩm chất lượng được in ở nhiều tờ báo từ khi còn là một chàng sinh viên. Quan điểm sáng tác của anh rất chân thực, hồn nhiên: 'Tôi làm thơ vì Thanh Hóa hiện nay chưa có một ai là người dân tộc Mông làm thơ cả khi mà người Mông ở các tỉnh khác như Lào Cai chẳng hạn đều có những nhà thơ, nhà văn làm rạng danh quê hương làng bản của họ'.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Pù Nhi (đóng trên địa bàn huyện Mường Lát) đã tập trung lãnh đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả mang tính đột phá trong công tác hậu cần, góp phần nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần bộ đội.
Với việc đồng bộ trong triển khai, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ sinh kế cho bà con... đời sống đồng bào người Mông ở huyện Mường Lát đang đổi thay từng ngày.
Ông Pó từng cãi lời bố, chống lại ý kiến của dòng họ để đưa thi thể chú ruột vào quan tài... Ông được xem là người đặt nền móng, xóa bỏ hủ tục treo người chết trong nhà.
Là người con của đồng bào Mông, hơn ai hết, ông Lầu Minh Pó (sinh năm 1961) ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa hiểu rõ về văn hóa, lễ tục, phong tục của đồng bào mình. Ông Pó nói rằng, bên cạnh những nét văn hóa đặc sắc cần lưu giữ thì những hủ tục trong lễ tang ma, cưới hỏi cần loại bỏ để xây dựng đời sống văn hóa mới, văn minh, hiện đại.
Với đặc điểm bông to, mập mạp, nhiều nụ, hoa bền, màu phớt hồng, giống đào đá Mường Lát (Thanh Hóa) hay còn gọi là đào mốc, đào Lào đang là loài hoa được nhiều khách hàng tìm kiếm để trưng trong Tết Giáp Thìn này. Năm nay, thời tiết thuận lợi, đào đá Mường Lát được mùa, được giá nên cả người trồng và người buôn đào đều rất phấn khởi.
Ngược ngàn trên những nẻo đường miền Tây xứ Thanh những ngày cận tết, thấp thoáng sau những vạt rừng, sắc hoa đào đang đua nhau bung nở. Cứ vào dịp tết đến xuân về, cây đào được bà con dân tộc nơi đây chăm sóc và gìn giữ như 'báu vật' lại nở hoa, khoe sắc.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về 'Xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045' (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 11), đến nay huyện Mường Lát đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
Đồng bào Mông ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát) vẫn gọi anh như thế, từ người trẻ đôi mươi hay cụ già phơ phơ tóc trắng.
Giao lưu tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2023 do UBND tỉnh tổ chức sáng 27/12, nhiều đại biểu đã chia sẻ tâm tư, cách làm, qua đó cho thấy vai trò nêu gương làm mẫu trong hành trình vận động Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Báo Thanh Hóa xin lược ghi.
Thời tiết sương mù dày đặc, giá rét bao phủ nhiều nơi ở Mường Lát (Thanh Hóa) khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.
Những ngày đông, Mường Lát lạnh và hoang vắng. Những gốc mận già trên đỉnh đồi, dưới thung lũng, trong góc vườn bên hông nhà tường trình... khẳng khiu, rêu mốc se sắt trong cái mưa rét cứa vào da thịt. Suốt một năm dãi nắng dầm mưa, ăn sương uống gió, những gốc mận ấy nuôi ủ, dồn nén, chất chứa biết bao nhựa sống, chỉ chờ xuân về để bật mầm, ra lộc, đơm nụ và nở hoa rực rỡ... bắt đầu cho hành trình của bài ca giống loài.
Ngày 27/11, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KTQP) 5, Quân khu 4 tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương, tôn vinh và phổ biến pháp luật cho già làng, trưởng bản, người uy tín tiêu biểu ở khu dân cư trên địa bàn khu KTQP Mường Lát.
Nhờ sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, các địa phương, đến nay nhiều hủ tục lạc hậu trong cộng đồng đồng bào người Mông Thanh Hóa đã bị xóa bỏ, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được phát huy.
Những năm qua, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, các địa phương, cũng như sự tích cực của mỗi người con của bản Mông đã góp phần xóa bỏ hủ tục trong tang lễ, thực hiện nếp sống văn hóa mới.
Trong nhà người Mông, đứa trẻ con ăn cơm mà quỳ gối thì ngay lập tức sẽ bị nói: 'Sau này lớn lên, mày cũng chỉ là kẻ làm thuê cho người khác'. Câu nói này để chỉ ra rằng người Mông không thích đi làm thuê. Người giàu nghĩa là đủ ăn trên những mảnh ruộng bậc thang của mình. Những chàng trai trong bài viết dưới đây chẳng nghĩ nhiều như vậy, với họ, đói thì đầu gối phải bò...
Huyện Mường Lát hiện có 88 người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, già làng 24 người; trưởng dòng họ 8 người; trưởng bản, khu phố 7 người; cán bộ hưu trí 5 người; chức sắc, tôn giáo 1 người; thầy mo, thầy cúng 1 người; thành phần khác là 40 người... Họ là những người luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách dân tộc, tôn giáo; tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội ở địa phương.
Toàn huyện Mường Lát hiện có 88 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ là những người luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách dân tộc, tôn giáo...
Trong chuyến công tác trở lại huyện Mường Lát mới đây chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ về môi trường sống của đồng bào. Bên cạnh những khu rừng bạt ngàn màu xanh, các bản làng bừng lên sức sống mới, những con đường bê tông trải dài, những ngôi nhà đã khang trang hơn trước và các công trình nước sạch, khu vệ sinh, khu nuôi nhốt gia súc, gia cầm đã bố trí cách xa khu vực nhà ở. Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào nơi đây đã và đang 'thay da, đổi thịt', từng bước vươn lên giảm nghèo bền vững.
Những năm gần đây, trong các hoạt động ở cộng đồng dân cư, các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín ở huyện vùng cao Mường Lát thường xuyên nêu cao vai trò gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động người thân, con cháu và người dân nơi cư trú thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Mặc cho thời tiết nắng nóng những ngày này, bà con người Mông các xã Pù Nhi, Nhi Sơn,... huyện vùng biên Mường Lát vẫn tất bật trên những đồi mận để thu hoạch.
Những nữ giáo viên đã không quản vất vả, gian khó, dành cả thanh xuân tuổi trẻ cuộc đời, thậm chí vượt lên cả 'định kiến' để nỗ lực theo đuổi việc 'gieo chữ' trên vùng non cao. Với hy vọng 'thắp' lên tương lai tươi sáng cho những thế hệ trẻ em miền núi…
Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2023 và hướng tới kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2023), sáng 26-2, Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp tại xã Pù Nhi (Mường Lát).
Một ngày tháng 2, vượt qua những cung đường đèo 'lưng chừng trời', tôi lại về với núi rừng Mường Lát. Từ một 'nan lộ' đúng nghĩa, Quốc lộ 15C- con đường nối huyện Mường Lát với miền xuôi giờ 'lột xác' thành con đường rộng rãi được trải nhựa, hiền lành nằm vắt mình qua các sườn núi.
Bao đời nay, làm giấy bản vào dịp Tết đến Xuân về được cho là phong tục tâm linh không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào Mông ở các bản làng vùng cao của Thanh Hóa
Khi những đợt gió mang theo hơi nước lùa về trên lũng núi là lúc các bản làng người Mông rộn ràng đón tết, vui xuân, tấp nập chuẩn bị cho một cái tết sum vầy bên người thân và gia đình.
Trong những ngày qua, mưa lớn cùng với lượng nước từ các tỉnh thượng nguồn Tây Bắc và nước Lào đổ về theo các hệ thống sông suối, đã gây hiện tượng ngập lụt làm thiệt hại về hoa màu, nhà ở và công trình công cộng tại nhiều địa phương ở Thanh Hóa.
Trong các ngày từ 21 đến 23 – 5, trên địa bàn nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã xuất hiện các đợt mưa lớn cục bộ. Cùng với lượng nước lớn từ các tỉnh thượng nguồn Tây Bắc và nước bạn Lào đổ về theo các hệ thống sông suối, đã gây hiện tượng ngập lụt với nhiều thiệt hại về hoa màu, nhà ở và công trình công cộng. Một số nhà máy thủy điện trên sông Mã như Trung Sơn, Cẩm Thủy cũng tiến hành xả lũ nên mực nước sông phía hạ nguồn vẫn đang lên nhanh.
Hiện nay huyện Mường Lát đang tiếp tục mở rộng xét nghiệm tầm soát để phát hiện, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.