Nhờ sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, các địa phương, đến nay nhiều hủ tục lạc hậu trong cộng đồng đồng bào người Mông Thanh Hóa đã bị xóa bỏ, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được phát huy.
Những năm qua, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, các địa phương, cũng như sự tích cực của mỗi người con của bản Mông đã góp phần xóa bỏ hủ tục trong tang lễ, thực hiện nếp sống văn hóa mới.
Trong nhà người Mông, đứa trẻ con ăn cơm mà quỳ gối thì ngay lập tức sẽ bị nói: 'Sau này lớn lên, mày cũng chỉ là kẻ làm thuê cho người khác'. Câu nói này để chỉ ra rằng người Mông không thích đi làm thuê. Người giàu nghĩa là đủ ăn trên những mảnh ruộng bậc thang của mình. Những chàng trai trong bài viết dưới đây chẳng nghĩ nhiều như vậy, với họ, đói thì đầu gối phải bò...
Huyện Mường Lát hiện có 88 người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, già làng 24 người; trưởng dòng họ 8 người; trưởng bản, khu phố 7 người; cán bộ hưu trí 5 người; chức sắc, tôn giáo 1 người; thầy mo, thầy cúng 1 người; thành phần khác là 40 người... Họ là những người luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách dân tộc, tôn giáo; tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội ở địa phương.
Toàn huyện Mường Lát hiện có 88 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ là những người luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách dân tộc, tôn giáo...
Trong chuyến công tác trở lại huyện Mường Lát mới đây chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ về môi trường sống của đồng bào. Bên cạnh những khu rừng bạt ngàn màu xanh, các bản làng bừng lên sức sống mới, những con đường bê tông trải dài, những ngôi nhà đã khang trang hơn trước và các công trình nước sạch, khu vệ sinh, khu nuôi nhốt gia súc, gia cầm đã bố trí cách xa khu vực nhà ở. Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào nơi đây đã và đang 'thay da, đổi thịt', từng bước vươn lên giảm nghèo bền vững.
Những năm gần đây, trong các hoạt động ở cộng đồng dân cư, các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín ở huyện vùng cao Mường Lát thường xuyên nêu cao vai trò gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động người thân, con cháu và người dân nơi cư trú thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Mặc cho thời tiết nắng nóng những ngày này, bà con người Mông các xã Pù Nhi, Nhi Sơn,... huyện vùng biên Mường Lát vẫn tất bật trên những đồi mận để thu hoạch.
Những nữ giáo viên đã không quản vất vả, gian khó, dành cả thanh xuân tuổi trẻ cuộc đời, thậm chí vượt lên cả 'định kiến' để nỗ lực theo đuổi việc 'gieo chữ' trên vùng non cao. Với hy vọng 'thắp' lên tương lai tươi sáng cho những thế hệ trẻ em miền núi…
Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2023 và hướng tới kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2023), sáng 26-2, Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp tại xã Pù Nhi (Mường Lát).
Một ngày tháng 2, vượt qua những cung đường đèo 'lưng chừng trời', tôi lại về với núi rừng Mường Lát. Từ một 'nan lộ' đúng nghĩa, Quốc lộ 15C- con đường nối huyện Mường Lát với miền xuôi giờ 'lột xác' thành con đường rộng rãi được trải nhựa, hiền lành nằm vắt mình qua các sườn núi.
Bao đời nay, làm giấy bản vào dịp Tết đến Xuân về được cho là phong tục tâm linh không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào Mông ở các bản làng vùng cao của Thanh Hóa
Khi những đợt gió mang theo hơi nước lùa về trên lũng núi là lúc các bản làng người Mông rộn ràng đón tết, vui xuân, tấp nập chuẩn bị cho một cái tết sum vầy bên người thân và gia đình.
Trong những ngày qua, mưa lớn cùng với lượng nước từ các tỉnh thượng nguồn Tây Bắc và nước Lào đổ về theo các hệ thống sông suối, đã gây hiện tượng ngập lụt làm thiệt hại về hoa màu, nhà ở và công trình công cộng tại nhiều địa phương ở Thanh Hóa.
Trong các ngày từ 21 đến 23 – 5, trên địa bàn nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã xuất hiện các đợt mưa lớn cục bộ. Cùng với lượng nước lớn từ các tỉnh thượng nguồn Tây Bắc và nước bạn Lào đổ về theo các hệ thống sông suối, đã gây hiện tượng ngập lụt với nhiều thiệt hại về hoa màu, nhà ở và công trình công cộng. Một số nhà máy thủy điện trên sông Mã như Trung Sơn, Cẩm Thủy cũng tiến hành xả lũ nên mực nước sông phía hạ nguồn vẫn đang lên nhanh.
Hiện nay huyện Mường Lát đang tiếp tục mở rộng xét nghiệm tầm soát để phát hiện, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Thông qua thực hiện tốt phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' (TDĐKXDĐSVH), đời sống đồng bào các dân tộc huyện miền núi Mường Lát đã từng bước được nâng lên.
Cây đào, mận ở huyện vùng biên giới Mường Lát được đánh giá ngon, ngọt hơn so với những vùng miền khác, nhưng vì sao loại cây trồng này vẫn chưa phát triển thành những mô hình lớn?
Bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu bò xuất hiện trên địa bàn huyện Mường Lát từ ngày 2-4, tại 1 hộ thuộc bản Pù Toong, xã Pù Nhi làm 1 con bò mắc bệnh.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là ngày hội non sông. Bởi vậy, những ngày này, bà con dân tộc Mông tại huyện Mường Lát đang háo hức, sẵn sàng đi bầu cử vào ngày 23-5 tới.
Được sự hỗ trợ về nguồn vốn, con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng bào vùng cao huyện Mường Lát đã có cơ hội tiếp cận với những mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Giấy bản mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông ở vùng rẻo cao Mường Lát (Thanh Hóa). Giấy bản giống như một dấu chỉ, sợi dây gắn kết giữa con người với thế giới siêu nhiên, nhắc nhở họ luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội trong từng nghi thức và mỗi khi tết đến, xuân về.
Ngày cuối cùng của năm cũ, người Mông ở miền tây Thanh Hóa có tục lệ thay xử ca (bàn thờ) đón tết. Bàn thờ đơn giản là tờ giấy bản được phụ nữ trong nhà làm thủ công.
Trong đời sống của người Mông, gà là con vật thiêng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh.