Bí thư chi bộ, trưởng bản, người có uy tín, trưởng dòng họ là những người có vai trò, vị thế rất lớn đối với đồng bào các dân tộc miền núi, nhất là ở các vùng biên giới. Tiếng nói, hành động của họ có sức ảnh hưởng sâu rộng, lan tỏa trong cộng đồng dân cư; là tấm gương về đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Họ là cầu nối truyền tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc đến các cấp ủy Đảng, chính quyền.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, bão số 4 và các hình thế thời tiết gây mưa, trong tháng 9, trên địa bàn huyện Mường Lát nhiều vị trí sườn núi tại thị trấn và các xã Trung Lý, Quang Chiểu xuất hiện các vết nứt rộng, tạo thành các cung trượt, gây hư hỏng, thiệt hại một số công trình hạ tầng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Ngày 18-10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất tại thị trấn Mường Lát và các xã Trung Lý, Quang Chiểu (huyện Mường Lát).
UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4163/QĐ-UBND, ngày 18/10/2024 công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất tại thị trấn Mường Lát và các xã Trung Lý, Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
Hiện tại, ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng của bão số 4 khiến hàng trăm giáo viên, học sinh và các hộ dân lân cận nơm nớp lo sợ. Trong lúc chờ các cơ quan chức năng đánh giá, đưa ra phương án xử lý, việc dạy, học vẫn diễn ra bình thường.
Hiện tại, nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng do bão số 4 đe dọa tới sự an toàn của hàng trăm học sinh, giáo viên và các công trình ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa). Trong lúc chờ các cơ quan chức năng đánh giá, đưa ra phương án xử lý, việc dạy và học vẫn phải diễn ra.
Mường Lát cuối thu, cảnh sắc thiên nhiên khiến cho ai cũng phải ngỡ ngàng. Bên cạnh trùng trùng, điệp điệp núi non hùng vĩ, thung sâu nước biếc là những vườn mận, vườn đào chờ đơm hoa, kết trái. Mảnh đất vùng cao nguyên sơ và yên bình quá đỗi!
Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, huyện Mường Lát đã tranh thủ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của tỉnh để xây dựng nhiều mô hình sinh kế, góp phần thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống của bà con Nhân dân.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Ngọc Lặc, nhưng hơn 26 năm qua, thầy Quách Công Nho - giáo viên Trường Tiểu học Quang Chiểu 2 (Mường Lát) gắn bó với sự nghiệp 'trồng người' ở vùng biên viễn Mường Lát. Và chỉ còn một năm nữa là thầy Nho nghỉ hưu, điều thầy Nho khát khao là được chứng kiến những 'cánh én nhỏ' bay đi rồi quay trở về xây dựng quê hương.
Ngay sát biên giới nước bạn Lào, dưới chân núi Pù Tút, bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa bao đời nép mình bên dòng suối. Đồng bào Dao đã định cư ở nơi đây gần một thế kỷ và thể hiện tình yêu quê hương, bản làng bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa nhất thông qua gìn giữ từng tấc đất biên giới thiêng liêng...
Huyện vùng cao Mường Lát với địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng giao thông khó khăn nên con đường lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế của thanh niên nơi đây còn vất vả gian nan. Tuy vậy, với lòng yêu quê hương, quyết tâm và nhiệt huyết của tuổi trẻ, trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Ngày 26/8, theo báo cáo nhanh của Sở Giao thông vận tải và một số huyện thượng du Thanh Hóa, mưa to làm sạt ta-luy dương, tổng khối lượng khoảng 7.600m3 đất đá tại 54 vị trí trên các tuyến quốc lộ ủy thác cho tỉnh Thanh Hóa quản lý.
Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nhiều người nghèo trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo.
Với mong muốn có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, những năm gần đây, xuất khẩu lao động trở thành một 'phong trào thoát nghèo' trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Trong 1 năm, Mường Lát có hơn 100 lá đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Đây được xem như 'kỳ tích' trong công cuộc giảm nghèo ở vùng đất nghèo nhất cả nước.
Nhiều hộ dân Suối Tuốt, Con Dao, vùng biên Mường Lát đã thành công từ việc học kinh nghiệm và mang giống cam Lào về trồng cho thu nhập trăm triệu đồng.
Những năm gần đây, cụm từ 'start-up' (khởi nghiệp) đã trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Hàng ngàn mô hình khởi nghiệp ở các địa phương đã và đang gặt hái được những thành công nhất định. Không đứng ngoài sự phát triển của xã hội, ngày càng nhiều tấm gương ở vùng cao đã khởi nghiệp thành công, tạo việc làm và tăng thu nhập cho bà con vùng dân tộc thiểu số.
Huyện Mường Lát có hơn 860 người dân tộc Dao sinh sống tại các bản Suối Tút, Con Dao (Quang Chiểu), Pù Quăn, Hạ Sơn (Pù Nhi). Sự phát triển của kinh tế thị trường khiến nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao dần bị mai một. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao ở huyện Mường Lát đang từng ngày được bảo tồn và phát huy.
Thực hiện Quy định số 2866-QĐ/TU ngày 27/9/2023 về Quy định cấp ủy viên cấp trên dự sinh hoạt chi bộ; Thông báo số 1292-TB/TU ngày 5/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Dự sinh hoạt chi bộ tại địa phương, đơn vị đối với các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, ngày 17/4, Đại tá Đỗ Ngọc Vĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP Thanh Hóa đã đến dự buổi sinh hoạt thường kỳ tại Chi bộ bản Suối Tút (xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa).
Đại tá Đỗ Ngọc Vĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh vừa đến dự buổi sinh hoạt thường kỳ tại Chi bộ bản Suối Tút, xã Quang Chiểu. Tham dự buổi sinh hoạt có đồng chí Hà Văn Ca, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Mường Lát.
Đồng bào người Dao ở bản Suối Tút (xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) gắn đời sống của mình với đường biên. Bên kia đường biên là bản Suối Tung, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào.
Ngay sát biên giới Việt - Lào, bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát nép mình bên dòng suối, là nơi định cư của đồng bào Dao gần một thế kỷ. Người dân ở đây thể hiện tình yêu quê hương, bản làng bằng những việc làm thiết thực nhằm bảo vệ đường biên cột mốc thiêng liêng...
Người Dao quần chẹt ở Thanh Hóa có rất nhiều phong tục độc đáo, trong đó Tết 'năm cùng' là một trong những ngày Tết quan trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết dòng tộc và cộng đồng
Với giống cam được nhập từ bên nước bạn Lào, nhiều hộ dân người Dao ở bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát có thêm nguồn thu nhập, trang trải cho cuộc sống cũng như đón một cái Tết đủ đầy.
Trên những đỉnh đồi cam chín rộ, vàng rực cũng là lúc bà con bản Con Dao, Suối Tút (xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát) rục rịch đón mùa xuân. Năm nay, cam được mùa, được giá, tết dường như cũng về sớm hơn.
Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 5 (KT-QP 5) Quân khu 4, có nhiệm vụ tham gia xây dựng, phát triển kinh tế-văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh (QP-AN) trên Khu KT-QP Mường Lát (Thanh Hóa).
Theo số liệu thống kê sơ bộ, có ít nhất 50% người dân trên địa bàn huyện Mường Lát có tư tưởng trông chờ ỷ lại. Đó là căn bệnh trầm kha và hệ quả để lại là tỉ lệ hộ nghèo chiếm 37,67%, gấp 17,1 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh. Đặc biệt, t oàn huyện Mường Lát chưa có xã nào đạt tiêu chí số 11 (tiêu chí hộ nghèo). Làm sao để bốc đúng thuốc, trị đúng bệnh? Một phần của câu trả lời là: 'Để đảm bảo cuộc sống bình ổn cho người dân, định hướng trước mắt cơ bản là trồng cây gì, nuôi con gì?', ông Hoàng Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết.
Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi lớn, đan xen với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Trong bối cảnh đó, với 'quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt' toàn tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, linh hoạt, sáng tạo, triển khai quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1673/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Mường Lát đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Suối Tút là một trong những bản có đồng bào dân tộc Dao sinh sống, cách trung tâm xã Quang Chiểu khoảng 7km và cách trung tâm huyện Mường Lát hơn 25km. Con đường từ trung tâm xã vào bản Suối Tút đã được đổ bê tông nên thuận lợi trong việc đi lại.
Huyện Mường Lát có trên 75.330 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng trên 68.706 ha. Theo rà soát hiện nay, toàn huyện có 8.157 ha rừng có nguy cơ cháy cao, trong đó có 1.428 ha được xác định có nguy cơ cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm tập trung ở các xã Mường Lý, Trung Lý, Pù Nhi, thị trấn Mường Lát. Tại các khu vực này, vật liệu cháy chủ yếu là cây le, lau lách, thực bì dày đã khô nỏ, cộng với thời tiết khô hanh kéo dài, trong khi đó từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa sản xuất nương rẫy và xử lý thực bì trồng rừng của người dân và cũng là thời điểm có nhiều người dân vào rừng đốt ong lấy mật, khai thác lâm sản phụ. Do đó, nguy cơ cháy rừng trên địa bàn là rất cao.
'Chỗ nào khó khăn phải có anh Nho mới giải quyết được', đó vừa là câu nói đùa nhưng cũng rất chia sẻ mà các đồng nghiệp dành cho thầy giáo Quách Công Nho, giáo viên Trường Tiểu học Quang Chiểu 2, khu Suối Tút (xã Quang Chiểu, Mường Lát).
Bằng sức trẻ, lòng nhiệt huyết của mình, trong những năm qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Mường Lát đã đem đến một luồng sinh khí mới, làm cho diện mạo ở các bản làng vùng sâu, vùng xa ngày càng khởi sắc. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện của thanh niên ngày đêm bám bản, bám làng để tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo đã trở nên gần gũi, thân thương với đồng bào các dân tộc nơi đây.
Hơn 25 năm công tác tại các điểm trường và gắn bó với học sinh người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, thầy Quách Công Nho (sinh năm 1964), quê ở xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc), giáo viên Trường Tiểu học Quang Chiểu 2 (Mường Lát) đã dành trọn tuổi trẻ của mình, cần mẫn từng ngày đóng góp công sức để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục vùng cao.
Những năm qua, lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) Thanh Hóa luôn đoàn kết thống nhất khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Đạt được kết quả trên, có một phần đóng góp không nhỏ của những già làng, trưởng bản, người có uy tín trên 2 tuyến biên giới của tỉnh.
Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Lát luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; sự phối hợp giúp đỡ của các ban, sở, ngành cấp tỉnh; tình hình kinh tế - xã hội duy trì và phát triển; cơ sở hạ tầng luôn được quan tâm đầu tư xây dựng; quốc phòng - an ninh được bảo đảm; an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia được giữ vững; công tác an sinh xã hội luôn được đảm bảo, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên.
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 901 tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 có chuyến khảo sát 3 ngày (từ ngày 19 đến 21-4) tại huyện Mường Lát để nắm bắt tình hình thực tế phục vụ xây dựng Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Dưới đây là một số hình ảnh đoàn khảo sát thực địa tại huyện Mường Lát.
Trong suốt nhiều năm qua, bằng những việc làm cụ thể, đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín tại các bản làng biên giới đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn sự bình yên nơi biên cương. Họ được ví như những 'cột mốc sống' khẳng định chủ quyền nơi biên giới.
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới là nghĩa vụ toàn dân. Tại các xã trên tuyến biên giới vùng 'phên giậu' Tổ quốc, đã có nhiều tập thể, cá nhân, đặc biệt là các già làng, trưởng bản, người có uy tín, những hộ dân sống gần đường biên giới hăng hái, đi đầu đăng ký tham cùng bộ đội biên phòng (BĐBP) bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.