Hành trình gieo ấm no nơi cực Tây Tổ quốc

Cùng với những định hướng phát triển kinh tế của địa phương, từng hộ nghèo, hộ cận nghèo, thậm chí mới thoát nghèo đều được cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội cùng các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tư vấn, hỗ trợ, từ việc lựa chọn sinh kế để giảm nghèo cho đến chu kỳ vay vốn ngắn hạn và dài hạn phù hợp với vật nuôi, cây trồng.

Hành trình gieo ấm no nơi mảnh đất chiến trường xưa

70 năm sau chiến dịch Điện Biên Phủ, mảnh đất chiến trường xưa-Điện Biên nay đã khoác lên mình màu xanh áo mới, no ấm đang ngày một lan rộng và dày thêm trong các bản, làng. Mảnh đất đang từng ngày phát triển càng thấy rõ những nhọc nhằn mà đồng bào và chính quyền địa phương cùng chi nhánh NHCSXH tỉnh Điện Biên trong cuộc chiến chống đói nghèo, giữ gìn và dựng xây trên mảnh đất biên giới của Tổ quốc.

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Mường Ảng

Ngày 22/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử trên địa bàn huyện Mường Ảng, do đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm tổ trưởng đã có buổi tiếp xúc chuyên đề với cử tri huyện Mường Ảng về tình hình phát triển cây cà phê và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.

Tăng cường quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

Những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng một số giống cây trồng được các cấp, ngành chuyên môn quan tâm triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, việc người dân một số địa phương vẫn đang sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng chưa đảm bảo, nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất. Do đó, công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng cần được đẩy mạnh để bảo đảm hiệu quả đầu tư các dự án lâm nghiệp và hạn chế rủi ro cho người dân.

Giám sát tốt, tạo niềm tin cho cử tri (bài 2)

Bài 2: Tổ đại biểu HĐND - Cầu nối trực tiếp với cử triĐBP - Để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, các Tổ đại biểu HĐND luôn đi sâu đi sát cơ sở, gần dân nhất và đó cũng chính là cầu nối trực tiếp cử tri với cơ quan đại diện của nhân dân. Nhờ gần dân, sát dân nên hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND luôn phát hiện nhiều vấn đề nổi cộm được cử tri quan tâm, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, đáp ứng được mong muốn của người dân. Thông qua đó, Tổ đại biểu HĐND còn nắm chắc quá trình thực hiện pháp luật và Nghị quyết HĐND của các cơ quan, đơn vị hữu quan để có những kiến nghị, đề xuất sâu sắc, xác đáng với HĐND.Bài 1: Nghe cử tri nói, nói cho cử tri nghe

Xuân về chân đèo Tằng Quái

ĐBP - Nắng lên xua tan những đám mây trắng bồng bềnh trên đỉnh đèo Tằng Quái; những nụ đào rừng chớm nở, rung rinh khoe mình trước nắng, báo hiệu mùa xuân mới đang về. Nằm trọn dưới chân đèo, với điều kiện thời tiết thuận lợi, xã Ẳng Nưa (huyện Mường Ảng) đã hình thành nên vùng chuyên canh cây cà phê, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cuộc sống của người dân nơi đây dần nhộn nhịp, đủ đầy hơn. Ẳng Nưa là xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của huyện (năm 2016) và hiện đang phấn đấu đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

ĐBP - Trên địa bàn tỉnh, dịch tả lợn châu Phi đã và đang được kiểm soát, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao trong thời gian tới do vi rút dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường. Trong khi đó, hình thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ (chiếm 95%), khó áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Để tránh dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, cơ quan chuyên môn đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể.

Cắt chính sách, xã nông thôn mới gặp khó

ĐBP - Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Điện Biên còn 99 xã thuộc khu vực II và III, giảm 17 xã so với giai đoạn 2016 - 2020. Toàn tỉnh hiện có 27 xã thuộc khu vực I gồm những xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% hoặc đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều hộ dân tại một số xã khu vực I lại đang gặp khó khi các chính sách hỗ trợ y tế, học phí, tín dụng được hưởng trước đây bị cắt.

Vướng mắc triển khai trồng mắc ca tại Mường Ảng

ĐBP - Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về trồng cây mắc ca, huyện Mường Ảng đã ban hành Kế hoạch số 195/KH-UBND về phát triển cây mắc ca giai đoạn 2021 - 2025. Huyện cũng tổ chức các cuộc họp, hội nghị quán triệt, tuyên truyền và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương để phối hợp triển khai; đồng thời, ban hành các văn bản chỉ đạo, thống nhất lộ trình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai trồng mắc ca ở Mường Ảng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Vàng A Đa - gương sáng phát triển kinh tế

ĐBP - Vàng A Đa, sinh năm 1992, ở bản Tát Hẹ, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng là một tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động đoàn ở địa phương.

Còn những băn khoăn khi triển khai Quyết định 861

ĐBP - Nhiều chính sách an sinh xã hội thay đổi sau khi từ xã khu vực II, III lên xã khu vực I khiến không ít người dân tỉnh ta băn khoăn, chưa thích ứng. Những thay đổi ấy đang kéo theo nhiều thách thức về bao phủ bảo hiểm y tế, duy trì sĩ số học sinh... trên các địa bàn, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực nắm bắt tâm tư, tuyên truyền, vận động, thúc đẩy, trợ sức để người dân tự lực vươn lên.

Để học sinh yên tâm đến trường

ĐBP - Đầu năm học 2021 - 2022, nhiều phụ huynh học sinh người dân tộc thiểu số tại một số xã vùng sâu trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng lo lắng vì các con có nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng hoặc xin chuyển trường vì bị cắt các chế độ ưu tiên dành cho học sinh bán trú. Trước đây, thực hiện Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn (bản) đặc biệt khó khăn. Theo đó, việc hỗ trợ gạo bằng 40% mức lương cơ bản cho học sinh tại các vùng đặc biệt khó khăn; tiền nhà mỗi tháng bằng 10% mức lương cơ sở và 15 cân gạo. Thời gian hỗ trợ tối đa mỗi năm học là 9 tháng. Với khoản hỗ trợ này, học sinh dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa được ăn ở, học tập tập trung tại các trường bán trú, gia đình giảm đi phần nào gánh nặng về kinh tế. Mặt khác, việc hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số tại các địa bàn khó khăn đã góp phần tích cực trong việc duy trì sĩ số cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục tại địa bàn vùng sâu trên toàn quốc.

Tuyên án tử hình một đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

ĐBP - Ngày 3/6, TAND tỉnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 2 bị cáo Vàng A Tro (SN 1986) và Giàng Thị Khua (SN 1989, là vợ của Vàng A Tro) cùng trú tại bản Tát Hẹ, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Điện Biên bắt giữ thêm 2 đối tượng mua bán trái phép ma túy tổng hợp

Hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Mường Ảng đang tiếp tục đấu tranh lấy lời khai của các đối tượng để điều tra mở rộng chuyên án.

Điện Biên bắt giữ đối tượng mua bán trái phép 28.000 viên ma túy tổng hợp

Tại Cơ quan điều tra, danh tính hai đối tượng bước đầu được xác định là: Vàng A Tro (sinh năm 1986) và Giàng Thị Khua (sinh năm 1989), cùng trú tại bản Tát Hẹ, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng.