Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Tuần Giáo về tình phát triển kinh tế - xã hội trong 7 tháng đầu năm; việc giải ngân vốn đầu công, các chương trình mục tiêu quốc gia; việc triển khai dự án cấp điện nông thôn từ điện lưới quốc gia, diễn ra chiều nay (21/8). Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Phạm Khắc Quân, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh hơn 9.500km2, trong đó 70% diện tích đất tự nhiên là đất nông lâm nghiệp cùng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Điện Biên có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu. Nhận rõ giá trị của các loại cây dược liệu, người dân một số địa phương đã tìm mua giống, ươm trồng vài loại dược liệu có giá trị kinh tế cao. Song để đánh thức tiềm năng cây dược liệu trở thành cây xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân cần thêm cơ chế, nguồn lực đầu tư, tạo liên kết giữa người trồng, chế biến với tiêu thụ.
Xuất phát từ lợi ích kép mà rừng mang lại, nhiều cộng đồng đã phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ rừng. Những năm qua, cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng người Mông ở xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) đã phát huy tốt vai trò quản lý, bảo vệ rừng. Cho dù bà con vẫn phụ thuộc khá nhiều vào việc canh tác trên nương, nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, hầu hết nhân dân đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm giữ rừng, góp phần giữ rừng ngày càng tốt hơn.
Thời tiết hanh khô kéo dài những ngày gần đây dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Để chủ động giải pháp hạn chế các vụ cháy gây thiệt hại về rừng, lực lượng chức năng và các địa phương trong tỉnh luôn xác định phòng cháy là yếu tố cốt lõi. Trong đó tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người dân nắm bắt các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); góp phần nâng cao nhận thức về PCCCR cho cộng đồng cũng như mỗi người dân.
Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) triển khai có hiệu quả đã mang lại những chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ, phát triển và chăm sóc rừng. Đặc biệt là việc thay đổi từ nhận thức cho đến hành động của người dân đã góp phần to lớn vào kết quả nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh hằng năm. Từ đó đã mang lại cho Điện Biên những cánh rừng xanh bạt ngàn, phủ khắp từ những dãy đồi, ngọn núi, xen đến cả các bản làng vùng sâu, vùng xa, biên giới.
'Mẹ đỡ đầu' là chương trình ý nghĩa đang được hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã trên địa bàn huyện Tuần Giáo triển khai thực hiện. Chương trình hướng đến chăm lo cho trẻ mồ côi, trẻ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn, để các con có điều kiện sống tốt hơn, được đến trường như bạn bè đồng trang lứa.
Tỉnh Điện Biên đặt ra mục tiêu đưa cây dược liệu, đặc biệt là các cây dược liệu quý trở thành một trong những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của huyện, kết nối với sản phẩm chủ lực của tỉnh và cả nước.
Xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo có 305 hộ với hơn 1.700 nhân khẩu, 100% người dân tộc Mông. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn tồn tại. Nhằm ngăn ngừa, giảm dần tình trạng trên, Ðảng ủy, chính quyền xã Tênh Phông đã tích cực, đẩy mạnh kết hợp cùng các tổ chức, đơn vị trên địa bàn, tổ chức các cuộc truyền thông nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân về vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 400 tổ hợp tác đang hoạt động; 306 hợp tác xã (HTX) với 9.727 thành viên, vốn điều lệ trên 860 tỷ đồng. Thời gian qua, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đã có chuyển biến tích cực, HTX thành lập mới phát triển nhanh, hoạt động ngày càng đa dạng, hiệu quả.
Ðiện Biên được đánh giá có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng bởi có diện tích quy hoạch lâm nghiệp và diện tích rừng khá lớn, là khu vực phân bố của nhiều loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Những năm qua, UBND tỉnh đã ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương, người dân phát triển cây dược liệu. Trong đó chú trọng hỗ trợ, hướng dẫn người dân tham gia liên kết sản xuất, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp phát triển các dự án trồng cây dược liệu trên địa bàn.
Học sinh nghỉ học ngày đầu, thầy cô sẽ tìm hiểu, nhắc nhở. Nhưng bước sang ngày thứ 2, thứ 3 thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.
Đỉnh Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) quanh năm mây mù, sương giăng. Nơi đây nổi tiếng là thủ phủ của cây thảo quả nói riêng, dược liệu nói chung của huyện. Và là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư dự án phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Để có được thành quả ấy, khởi nguồn từ đôi tay cần mẫn của một người đàn ông dân tộc Mông - cũng là nguyên Bí thư Chi bộ xã Tênh Phông (nay là Đảng bộ) đã đưa những hạt giống thảo quả đầu tiên lên gieo trồng mảnh đất này.
Ngày nhận công tác giảng dạy lớp xóa mù chữ, cô Lường Thị Châm dành toàn bộ tâm huyết để có bài giảng hay, khuyến khích học viên đến lớp.
ĐBP - Nằm trên độ cao từ 1.200m - 1.800m so với mực nước biển, Tênh Phông là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo. Từ mảnh đất với nhiều 'cái khó - cái không', những tưởng mảnh đất này mãi 'dậm chân tại chỗ' nhưng hiện Tênh Phông đã thay da đổi thịt nhờ trồng và phát triển cây dược liệu, đặc biệt là thảo quả.
ĐBP - Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã tạo được bước chuyển biến tích cực và có sự lan tỏa đến mọi người dân. Hàng hóa thiết yếu phục vụ đồng bào các dân tộc miền núi, biên giới được đưa về gần hơn, tạo điều kiện thuận lợi để họ tiếp cận các mặt hàng có chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý... Không chỉ vậy, nhận thức và thói quen tiêu dùng hàng Việt của người dân cũng đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
ĐBP - Dừng chân tại Tênh Phông (huyện Tuần Giáo), không khí mát lạnh, trong lành 'chạm' mạnh vào các giác quan. Tênh Phông được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu tuyệt vời. Để giữ được lợi thế đó có phần quan trọng từ bàn tay con người. Nhân dân Tênh Phông, đặc biệt là cộng đồng 3 bản: Ten Hon, Xá Tự, Há Dùa (được giao quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất xã) coi rừng như nhà, có rừng mới có thời tiết mát lành, cuộc sống yên bình, ấm no.
ĐBP - Nằm ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) có vẻ đẹp hoang sơ, thảm thực vật phong phú, núi non hùng vỹ. Đặc biệt, mảnh đất này còn là nơi hội tụ, lưu giữ những nét đẹp văn hóa đặc sắc; trong đó chợ phiên chính là nét chấm phá độc đáo làm nên những đặc trưng văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây.
ĐBP - Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề 'Việc quản lý và sử dụng đất của tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) trên địa bàn tỉnh từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến 31/12/2021', ngày 20/4, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát tại Công ty CP Thương nghiệp Tuần Giáo tỉnh Điện Biên và Công ty TNHH Sơn Hạnh Tuần Giáo.
ĐBP - Hiện nay, diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh là 409.856,86 ha; chiếm gần 73% diện tích đất tự nhiên với tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đến hết năm 2021 đạt 42,66%. Đây được xem là tiềm năng lợi thế về phát triển du lịch sinh thái và kinh tế rừng gắn với các sản phẩm hàng hóa chủ lực. Để phát huy lợi thế này, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ phát triển kinh tế rừng.
ĐBP - Qua sự kết nối của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã có cuộc khảo sát, tìm hiểu tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư. Sau chuyến đi thực tế, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã ưu tiên lựa chọn hợp tác, đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Đây được coi là khởi đầu tốt đẹp mà người dân cũng như chính quyền địa phương kỳ vọng.
ĐBP - Chẳng phải đến tận các tỉnh Tây Nguyên để mục sở thị sâm Ngọc Linh, chỉ cần ngược ngàn đến xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo), chúng tôi đã 'nhìn tận mắt bắt tận tay' loại dược liệu được ví như 'quốc bảo' này. Khoảng 2.000 cây sâm Ngọc Linh trồng thử nghiệm nơi đây đang sinh trưởng và phát triển tốt.
ĐBP - Covid-19 diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Dù đã rất nỗ lực, cố gắng song các doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn khó thực hiện 'mục tiêu kép': Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
ĐBP - Những năm gần đây, nhiều hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã biết phát huy tiềm năng kinh tế rừng, tăng thu nhập để thoát nghèo, đồng thời góp phần bảo vệ, phát triển rừng.