Một anh nông dân Hậu Giang chăm chỉ học hỏi trồng loại quả ngon, ngọt, mỗi năm hái nhẹ nhàng 24 tấn. Đặc biệt, sau khi trừ các chi phí lãi gần 800 triệu đồng.
Cánh đồng Tà Ngáo (phường An Phú, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nổi tiếng với biệt danh 'thủ phủ' trồng thốt nốt. Người dân thống kê, trên 14.000 cây thốt nốt cổ thụ, mỗi ngày cung cấp thị trường hàng tấn đường thơm ngon.
Hồi đó, khi thuốc bảo vệ thực vật chưa thịnh hành, mấy công ruộng thường có nhiều cỏ dại mọc xen lẫn với lúa. Bởi vậy, nghề mần cỏ mướn rất phổ biến ở quê.
Đón gió bấc để được hít thở cái khí trời se se lạnh, đó cũng là một thú vui của đám nhóc tì miệt ruộng chúng tôi ngày nào. Nếu không phải là dân miệt ruộng 'chính hiệu' thì bạn khó có thể cảm nhận được cái cảm giác lâng lâng khi những cơn gió bấc đầu tiên trở ngọn dập dờn trên cánh đồng lúa rực vàng đang sắp sửa thu hoạch. Trên cánh đồng lúa chín ngút ngàn ấy là nơi ghi những dấu ấn khó phai của đám trẻ ngày nào mỗi khi có 'hơi hám' từng cơn gió Tết về...
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Tây sông nước. Người dân quê tôi thường tận dụng bờ kênh nuôi cá, trồng lục bình, bông súng và thường làm những chiếc vó đặt cá cho bữa cơm hàng ngày. Ngoài chiếc vó lớn đặt ven kênh, rạch, người dân còn làm những chiếc vó tay hay còn gọi là chiếc chụp cá.
Dù chưa được đào tạo bài bản về kỹ thuật chế tạo nhưng với óc sáng tạo, ông Nguyễn Quang Chí (Út Chí), ngụ ấp Tân Hà B, xã Tân Hòa, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) chế tạo thành công hàng loạt các loại máy móc nông nghiệp tiện ích.
'Cần thay đổi tư duy, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Khi xây dựng một chiến lược, kế hoạch, các địa phương ở ĐBSCL cần suy nghĩ làm sao để hiện thực hóa. Tư duy và hành động của các địa phương cũng phải thay đổi, nắm vai trò dẫn dắt, thu hút cơ chế chính sách để kích hoạt chuỗi giá trị', Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh khi làm việc với lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL mới đây.
Con trâu kéo cày trên đồng ruộng, đứng gặm cỏ trên bãi, nằm nghỉ ngơi bên lũy tre làng, cùng đầm mình trong vũng ao, hồ nước là hình ảnh quen thuộc, gợi lên cảm giác thi vị, thanh bình của miền quê Việt Nam.
Là xã thuần nông của huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Tà Đảnh đang tập trung khai thác lợi thế nông nghiệp để tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Trong đó, đẩy mạnh liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị bền vững trong nông nghiệp là những ưu tiên hàng đầu.
Thuở nhỏ, ông nội tôi kể, quê tôi ngày ấy thuộc vùng nông thôn sâu, người dân chỉ lấy công việc ruộng vườn làm vui. Khi những chiếc radio bắt đầu du nhập vào nước ta rồi đến với vùng quê đã đem đến món quà tinh thần cho người dân quê tôi.
Khi cơn bấc chưa trưởng thành thổi liu riu trên cánh đồng trơ gốc rạ sau mùa gặt, má dắt chị đi mót những bông lúa nếp còn sót lại nằm là là trên mặt ruộng.
Cuối tuần, nhóm bạn rủ nhau đi phượt để 'xả xì trét', nhưng bàn bạc hoài mà chẳng chốt được phương án nào. Mấy địa điểm gần gần thành phố thì đã đi rồi, còn đi xa thì không đủ thời gian. Cuối cùng, tôi đề nghị cả nhóm kéo về quê tôi chơi, vùng quê miệt miền Tây.
Một đất nước xộc xệch, biết ngay, thiên nhiên ở đó sẽ bị xâm hại và cứ thế, con người cũng sẽ trở nên ô trọc và tàn độc. Chúng ta đã trả giá và sẽ phải trả giá thêm nữa, việc ấy không phải chờ lâu
Nguồn thủy sản cạn kiệt, hàng trăm người dân ở vùng rốn lũ Bảy Trúc (ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, H.An Phú, An Giang) đã tận dụng bờ ruộng, gò cao để trồng điên điển.
Thời điểm này những năm trước, ngư dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ra đồng giăng câu, thả lưới, đặt lọp… hết sức nhộp nhịp. Năm nay lũ chưa về, đồng ruộng cạn khô khiến các loài như chuột, rắn, ếch… sinh sôi nảy nở.
Năm nay lũ về muộn, đồng ruộng khô cằn, kéo theo đó là chuột đồng sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những người săn chuột đồng mùa lũ.