Ký ức về mùa xuân toàn thắng
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi miền Nam đang chìm trong khói lửa chiến tranh, hàng nghìn thanh niên Tuyên Quang đã xung phong lên đường, cống hiến tuổi xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi đã rời xa gia đình, quê hương, mang theo lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng hòa bình, dấn thân vào cuộc chiến cam go, đầy hiểm nguy.
Sáng 26-3, Quân đoàn 34 long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Quân đoàn 3 (26/3/1975-26/3/2025) và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với 6 đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị.
Đã 50 năm trôi qua, nhưng khoảnh khắc cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập năm 1975 đã trở thành một phần ký ức đầy tự hào trong trái tim người lính Dương Thành Tuế.
Những năm qua, giữ vững truyền thống, các cựu chiến binh Mặt trận Tây Nguyên - B3 - Quân đoàn 3 luôn đoàn kết, tri ân đồng đội và làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội.
6 giờ sáng ngày 11/3/1975, sau khi lực lượng pháo binh bắn dồn dập vào các mục tiêu trong thị xã Buôn Ma Thuột, quân ta tấn công như vũ bão vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy. Trong cơn tuyệt vọng, địch điên cuồng chống cự quyết liệt. Máy bay địch ném bom xuống đường phố. Xe tăng M48, M41 của địch liều mạng xông ra bịt các ngả đường.
Sau 6 năm quân ngũ, lăn lộn trong chiến trường ác liệt, có những lúc tưởng chừng như cái chết đã kề bên; tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày lễ chào mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về một mối, họa sĩ Trần Hữu Thảnh được cấp trên giao nhiệm vụ vẽ bức tranh Bác Hồ để dựng trên lễ đài duyệt binh của Quân đoàn 3 tại TP Hồ Chí Minh. Cuối năm 1975, họa sĩ chuyển sang công tác tại lực lượng CAND.
Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi đã tổ chức và ra mắt chương trình không gian trải nghiệm sân khấu lịch sử truyền thống 'Đất thép'- Địa đạo an toàn nhất là lòng dân tại Nhà Truyền thống huyện Củ Chi vào ngày 12/12, cùng sự tham dự của lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài Quân đội tận tình cứu chữa, gia đình và người thân hết lòng chăm sóc nhưng do tuổi cao, sức yếu, Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Cục trưởng Cục Quân lực, nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 16 giờ 10 phút ngày 23-11-2024.
Trong không khí cả nước tưng bừng Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng tôi được gặp và nghe cựu chiến binh Trần Minh Huấn, tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La kể lại những kỷ niệm trong cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975.
Ngày 14-1, tại Hà Nội, Ban liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng, Sư đoàn 320 tổ chức gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 (16-1-1951 / 16-1-2024). Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến, Trưởng ban liên lạc chủ trì buổi lễ.
Đại tá, nhà văn Khuất Quang Thụy là một trong những gương mặt tiêu biểu cho đội ngũ chiến sĩ, vừa cầm súng vừa viết văn.
Cuộc chiến đã trôi qua 48 năm. Bây giờ mỗi khi quay lại Sài Gòn, tôi không khỏi cảm xúc nhớ lại những tháng ngày oanh liệt ấy. Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, đã mở rộng lớn hơn nhiều thành phố cũ rất nhiều lần.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng ký ức về những năm tháng sát cánh cùng Trung đội nữ du kích Củ Chi vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của cựu chính trị viên Lê Thị Sương
Sáng 3-2, tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, Lữ đoàn Tăng Thiết giáp (TTG) 273-Đoàn Sơn Lâm (Quân đoàn 3) tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (3-2-1973/3-2-2023).
Lữ đoàn Tăng thiết giáp (TTG) 273 (Quân đoàn 3) là đơn vị binh chủng kỹ thuật chiến đấu, được thành lập ngày 3-2-1973, tại một khu rừng thuộc huyện 67, tỉnh Kon Tum (nay thuộc xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Ngay sau ngày thành lập, Lữ đoàn đã phối hợp với Sư đoàn 320 đánh địch trên Đường 19 (Gia Lai), Chư Nghé, Đăk Pét... lập nhiều chiến công xuất sắc, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng của hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum.
Trong những ngày tháng tư lịch sử, theo giới thiệu của Hội Cựu chiến binh huyện Vân Hồ, chúng tôi đến thăm những người lính đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đã 47 năm trôi qua, những ký ức hào hùng một thời lửa đạn vẫn còn in đậm trong tâm trí những người lính Bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Trên điểm cao heo hút, khí hậu khắc nghiệt, nước không, điện không, một điểm cao gần 50 năm chỉ có một màu cháy của cỏ cây, nhưng những người lính dám mang ba lô, nằm lại nhiều ngày để vận chuyển từng lít nước, hạt cát, viên sỏi dựng bia tri ân đồng đội.
Đã ở tuối 'xế chiều', mỗi dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại tá Chu Xuân Đoàn lại ngồi lặng lẽ, hồi tưởng về giây phút quân ta chọc thủng 'cánh cửa thép' Đồng Dù để tiến vào nội đô Sài Gòn…
Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3) với tên gọi truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng ra đời ngày 16-1-1951 là một trong 6 sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Xác định truyền thống vẻ vang, oanh liệt của Đại đoàn Đồng Bằng là cội nguồn sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ hôm nay, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 320 đã đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống và mang lại hiệu quả cao trong xây dựng đơn vị, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn song các em vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống và nỗ lực trong học tập
Dù đã 45 năm qua, đối với những người trực tiếp chiến đấu ở miền Nam vẫn ngỡ như mới xảy ra gần đây, vì đêm ngủ, tai còn nghe rõ tiếng xích sắt xe tăng, tiếng gầm rú của bom pháo địch, còn quặn lòng khi có đồng đội ngã xuống...