Với GRDP tăng 10,27%, Trà Vinh đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 6 cả nước về mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL vẫn đạt kết quả khả quan sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 6,37%, đứng thứ 2/6 vùng trên cả nước.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, cần đề ra các giải pháp phù hợp để vùng đất Chín Rồng đón nhận thời cơ mới, vận hội mới, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới. Từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị cho toàn vùng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh cần ưu tiên đầu tư, đẩy nhanh các dự án động lực, trọng điểm, có tính lan tỏa lớn, có tính liên kết vùng, liên tỉnh để thúc đẩy phát triển KTXH của vùng đồng bằng sông Cửu Long như dự án xây dựng cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề, Hòn Khoai…
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận định: Chất lượng GD&ĐT của vùng ĐBSCL tuy được nâng lên nhưng chưa đồng đều.
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành và địa phương quan tâm, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông vùng ĐBSCL.
Theo lời khai ban đầu của thuyền trưởng Nguyễn Văn Tuệ, 300m3 cát trên xà lan được hút tại khu vực cách cửa biển Trần Đề khoảng 8 hải lý.
Ngày 30-6, Công an thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đang lấy lời khai, điều tra để xử lý 28 trường hợp dương tính với chất ma túy trong một quán bar.
Bộ đội Biên phòng cùng các đơn vị chức năng tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp phát hiện, tạm giữ 1 phương tiện khai thác cát biển trái phép ở ngoài khơi khu vực cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng).
Sáng ngày 27/6, tại Tỉnh ủy Sóc Trăng đã diễn ra Hội nghị lần thứ 30 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm, thảo luận đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và một số nội dung quan trọng khác. Các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại điểu Quốc hội tỉnh; Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban xây dựng Đảng Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Ngày 25-6, trao đổi với Báo SGGP, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, dự kiến ngày 29-6 sẽ đưa vào khai thác mỏ cát biển đầu tiên trên địa bàn tỉnh.
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL được khởi công xây dựng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối vùng, tạo động lực phát triển cho các tỉnh, thành phố dọc cao tốc từ khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến cảng biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Là địa phương khởi đầu cao tốc, An Giang luôn nỗ lực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị thi công.
Tập đoàn CFHEC bày tỏ sự quan tâm đến các dự án lớn tại Sóc Trăng như Cảng biển Trần Đề, dự án hạ tầng và đô thị thông minh.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức buổi làm việc với các thành viên tổ công tác đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư phát triển cảng biển Trần Đề.
Chính phủ chấp thuận chủ trương lập Đề án nghiên cứu tổng thể xây dựng Bến cảng Trần Đề - Cảng cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 2392/VPCP-CN gửi các bộ, ngành hữu quan truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc chấp thuận chủ trương lập Đề án nghiên cứu tổng thể xây dựng Bến cảng Trần Đề - Cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Gặp gỡ với các doanh nghiệp Trung Quốc, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng định hướng phát triển của tỉnh là trung tâm đầu mối của vùng, trọng tâm là cảng biển nước sâu Trần Đề.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng khẳng định, địa phương đang hội tụ rất nhiều lợi thế, điều kiện thuận lợi để cạnh tranh, thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Đó là khẳng định của ông Ngụy Hoa Tường, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM, trong cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa doanh nghiệp Trung Quốc và tỉnh Sóc Trăng vào hôm nay (20.3).
Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM cho biết, doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn trao đổi với chuyên gia lúa gạo của Việt Nam để tìm hiểu cơ hội hợp tác sâu rộng hơn, nhất là trong việc trồng lúa và tăng giá trị lúa gạo, trong bối cảnh xâm nhập mặn đang diễn ra.
Sáng 20/3, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM tổ chức Chương trình 'Gặp gỡ doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng'.
Năm 2023, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam về mặt hàng gạo, trong đó có gạo ST25 của Sóc Trăng. Còn bánh pía là loại thực phẩm được du khách Trung Quốc ưa chuộng và mua làm quà.
Từ ngày 19 - 21/3, đoàn 50 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong các ngành nông - lâm - thủy sản, logistics… sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác, kinh doanh tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là đoàn doanh nghiệp Trung Quốc lớn nhất từ trước tới nay đến tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh tại địa phương này.
Chiều 19-3, ông Ngụy Hoa Tường, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TPHCM đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng.
UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ tổ chức chương trình 'Gặp gỡ doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng' vào sáng 20/3.
Hôm nay 14/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Đỗ Tiến Sỹ cùng đoàn công tác của VOV đã đến thăm và làm việc với tỉnh Sóc Trăng.
Năm 2023 là năm sôi động trên các công trường hạ tầng giao thông (HTGT) tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khi hàng loạt dự án đường cao tốc được đưa vào khai thác. Bước sang năm 2024, với quyết tâm không để 'đầu năm đi bộ, cuối năm chạy', nhiều công trình, dự án lớn vào giai đoạn 'nước rút' quyết tâm bứt phá để kịp về đích, tạo thế và lực cho vùng đất chín rồng 'cất cánh'.
Cảng Trần Đề sẽ giúp giảm chi phí vận tải hàng hóa lên các cảng biển ở vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ cần có cơ chế đặc thù.
Dự án bến cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng dự kiến nằm giữa biển, cách bờ hơn 17 km, vốn đầu tư giai đoạn khởi động lên tới gần 45.000 tỷ đồng. 'Siêu cảng' này được địa phương kỳ vọng tạo đột phá. Báo cáo tiền khả thi dự án vừa được Ban thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng thông qua.
Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng lần thứ 75 vừa thông qua Báo cáo giữa kỳ nghiên cứu tiền khả thi Đầu tư xây dựng bến cảng Trần Đề thuộc Cảng biển Sóc Trăng. Báo cáo cuối kỳ đang được đẩy nhanh hoàn thiện để sớm xin Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư...
Đầu tư cảng cửa ngõ Trần Đề cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xác định là cần thiết khi căn cứ vào dự báo nguồn hàng qua cảng. Tuy nhiên, bên cạnh tính toán kỹ để lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp cho từng giai đoạn thì cơ chế đặc thù để thúc đẩy hình thành và phát triển cảng này là không thể thiếu…
141km quốc lộ 91B (Nam Sông Hậu) qua 4 tỉnh, thành miền Tây sẽ được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường rộng 12m.
Đến năm 2030 tỉnh An Giang sẽ nâng cấp thị xã Tân Châu lên thành phố Tân Châu. Đây là đô thị động lực phía Bắc, tập trung phát triển kinh tế vùng biên, đầu mối giao thương quốc tế tại cửa khẩu Vĩnh Xương…
Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt mục tiêu tổng quát đến đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá trong vùng ĐBSCL, GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 157 triệu đồng/năm
Một trong ba khâu đột phá chiến lược Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng xác định ở giai đoạn 2020-2025 là đẩy mạnh phát triển toàn diện nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đánh giá đúng thực trạng, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Sóc Trăng trở thành một trong những tỉnh phát triển khá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tỉnh Sóc Trăng sẽ cùng các bộ, ngành kiến nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và đồng ý cho nhà đầu tư không thông qua đấu giá, đấu thầu tại dự án cảng Trần Đề.