Với sự tập trung quyết liệt và nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, đến thời điểm này, Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới (NTM).Xác định công tác xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, cả hệ thống chính trị của huyện Tân Phú Đông đã vào cuộc quyết liệt để thực hiện các tiêu chí huyện NTM. Từ những nỗ lực không ngừng, đến thời điểm này, công tác xây dựng NTM đã mang lại những 'trái ngọt'.ĐỘT PHÁ HẠ TẦNG
Tiền Giang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án; Nửa đêm 'bà hỏa' ghé thăm 5 căn nhà ở Cà Mau; Khai thác mỏ cát thứ 4 cung ứng cho cao tốc Cao Lãnh - An Hữu; Kỳ họp đột xuất lần thứ 9 HĐND tỉnh Đồng Tháp thông qua 12 nghị quyết… là những tin tức nổi bật ngày 7/10 tại ĐBSCL.
Năm 2024, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành tỉnh Tiền Giang tiếp tục thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư. Với việc tập trung triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh được triển khai đảm bảo tiến độ.TỶ LỆ GIẢI NGÂN CAO
Những bức tranh tường bích họa với cảnh vật thiên nhiên sinh động, tuyệt đẹp được vẽ nên từ đôi tay khéo léo của Đội Nét vẽ xanh, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã để lại dấu ấn sức trẻ tình nguyện trên quê hương Tân Thạnh, tỉnh Long An.
Ngày 16-8, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác GTVT 6 tháng đầu năm và triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng.
Nhiều công trình, dự án quan trọng liên quan đến ngành Giao thông đã được triển khai thực hiện, đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, mở rộng kết nối với các tỉnh, thành trong vùng, góp phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang.
16 năm là một chặng đường không dài so với lịch sử hình thành vùng đất cù lao Lợi Quan thuộc tỉnh Tiền Giang hoang sơ. Cùng với trợ lực từ tỉnh và trung ương, Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Tân Phú Đông đã đoàn kết, nỗ lực và không ngừng phát huy tinh thần lao động, sáng tạo để Tân Phú Đông hôm nay thay da đổi thịt, khang trang hơn, tươi đẹp hơn.KHỞI ĐẦU TỪ GIAN KHÓ
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) tỉnh Tiền Giang do Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đỗ Tấn Hùng làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đối với Ban Chỉ đạo huyện Tân Phú Đông.
Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang trong 6 tháng đầu năm 2024. Để hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2024, tỉnh đang tập trung đôn đốc đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đạt thấp.TỐP ĐẦU VỀ GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
Nghị quyết 13 ngày 15-6-2022 của Tỉnh ủy Tiền Giang về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Tân Phú Đông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết 13) được xác định là động lực để thúc đẩy địa phương phát triển nhanh và bền vững.
Thực hiện Nghị định 21 của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ, trong 5 năm qua (2019 - 2024), Ban Chỉ đạo Khu vực phòng thủ huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang kịp thời tham mưu Huyện ủy - UBND huyện triển khai quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh và xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.XÂY DỰNG TIỀM LỰC QUỐC PHÒNG VỮNG MẠNH
Sáng 18-6, Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Phú Đông tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU ngày 15-6-2022 của Tỉnh ủy Tiền Giang về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Tân Phú Đông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận 72 ngày 23-2-2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13 ngày 16-1-2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.ĐẨY MẠNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Ngày 7-5, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Danh cùng các ĐBQH tỉnh gồm: Tạ Minh Tâm, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Hoàng Mai, Nguyễn Thanh Cầm, Nguyễn Kim Tuyến, Nguyễn Thị Uyên Trang, Nguyễn Văn Dương đến tiếp xúc cử tri các huyện Cái Bè, Tân Phước, Tân Phú Đông trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Qua 16 năm xây dựng và phát triển (30-4-2008 - 30-4-2024), kinh tế - xã hội huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có sự thay đổi rõ rệt theo chủ trương của Tỉnh ủy xây dựng huyện phát triển nhanh và bền vững.KINH TẾ, HẠ TẦNG CHUYỂN BIẾN RÕ RỆT
Sự kiện cầu Tân Thạnh, qua sông cửa Trung nối liền xã Tân Thạnh (thuộc huyện Tân Phú Đông) với đất liền chính thức thông xe vào sáng 25-4 đã mang lại ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn ở góc nhìn xã hội và nhiều yếu tố khác.NIỀM VUI CỦA NGƯỜI DÂN
Xác định hạ tầng giao thông là một trong những khâu đột phá của nhiệm kỳ, tỉnh Tiền Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm nhằm tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội.Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, phát triển hạ tầng giao thông là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã triển khai đầu tư nhiều dự án giao thông trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược trong định hướng phát triển của tỉnh.DỰ ÁN ĐƯỜNG TỈNH 864: KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN ĐẠT KHOẢNG 55%
Ngày 24/3, tỉnh Tiền Giang đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, tổng nguồn vốn đầu tư 22.655 tỷ đồng.
Ngày 11-3, Đoàn công tác UBND huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) do Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Văn Bắc làm Trưởng đoàn đến kiểm tra tiến độ Dự án Cầu Tân Thạnh (gọi tắt là Dự án).
Đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá phát triển được nhấn mạnh tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Xoay quanh các dấu ấn đột phá của ngành Giao thông vận tải (GTVT) Tiền Giang trong hơn nửa nhiệm kỳ qua, Giám đốc Sở GTVT Trần Văn Bon đã có cuộc trao đổi với Báo Ấp Bắc.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 15-2-2024 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và Công văn 2896-CV/TU ngày 19-2-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về việc tập trung thực hiện nhiệm vụ ngay sau thời gian nghỉ tết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tập thể, cá nhân liên quan tập trung ngay vào xử lý công việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội; đồng thời, khẩn trương triển khai ngay các nhiệm vụ, công việc trọng tâm sau đây:
Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2024, các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đồng loạt thi công trở lại. Chủ đầu tư đang phối hợp với các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ.
Sáng 15-2 (nhằm mùng 6 tết), Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang Trần Văn Bon cùng Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang Trần Minh Trung đến thăm, kiểm tra tiến độ các gói thầu thuộc Dự án Đường tỉnh 864 (Đường dọc sông Tiền) và Dự án Cầu Tân Thạnh.
Ngày 17-1, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Tiền Giang Nguyễn Hoàng Thanh cho biết vừa ký văn bản thông báo hạn chế lưu thông đường thủy qua sông Cửa Trung tại khu vực thi công công trình cầu Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông.
Với quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đã tập trung nhiều giải pháp để triển khai thực hiện. Thành quả mang lại là hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với nghị quyết đề ra.NHIỀU ĐIỂM SÁNG
Trong năm 2023, ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành tốt công tác đầu tư, phát triển và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông. Nổi bật là việc triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.NHIỀU DẤU ẤN
Ngày 31-12, thông tin cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Cường (sinh năm 1982, ngụ ấp Ông Lễ, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An). Đây là đối tượng đã cầm đầu đường dây vận chuyển 1.515kg pháo nhập lậu từ Campuchia qua địa bàn biên giới tỉnh Long An vào nội địa tiêu thụ tính từ tháng 11-2023 đến nay vừa được các lực lượng chức năng triệt xóa.
Ngày 31/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Long An cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Cường (SN 1982, ngụ ấp Ông Lễ, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An). Đây là đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển 1.515 kg pháo nhập lậu từ Campuchia qua địa bàn biên giới tỉnh Long An vào nội địa tiêu thụ tính từ tháng 11/2023 đến nay.
Năm 2023, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, Tiền Giang đã tập trung đầu tư nhiều công trình giao thông trọng điểm. Đến nay, tiến độ nhiều dự án được đảm bảo và đang tiếp tục tăng tốc thi công.TỪ NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TRỌNG ĐIỂM
Từ các nguồn tin thu thập về đối tượng Lê Văn Cường tổ chức vận chuyển pháo nhập lậu, các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP, BĐBP tỉnh Long An và Công an tỉnh Long An đã theo dõi di biến động của đối tượng. Tính từ đầu tháng 11/2023 đến nay, đường dây này đã bị bắt giữ 1.515kg pháo lậu.
Ngày 20/12, theo thông tin từ BĐBP Long An, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế (Công an tỉnh Long An), Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm miền Nam (Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP), Công an thị xã Kiến Tường, Công an huyện Tân Thạnh (Công an tỉnh Long An) triệt xóa đường dây vận chuyển pháo nhập lậu từ Campuchia qua địa bàn biên giới thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An vào nội địa tiêu thụ, bắt giữ đối tượng cầm đầu là Lê Văn Cường (sinh năm 1982, trú tại ấp Ông Lễ, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An), thu giữ 172kg pháo.
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Long An, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - Công an tỉnh Long An phối hợp các lực lượng chức năng cùng Công an thị xã Kiến Tường và Công an huyện Tân Thạnh triệt xóa đường dây vận chuyển pháo nhập lậu từ Campuchia qua địa bàn biên giới.
Tỉnh Tiền Giang quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo đến cuối năm hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công theo kế hoạch.
Từ năm 2021 đến nay, phong trào thi đua yêu nước tại Tiền Giang không ngừng đổi mới, ngày càng thiết thực, trở thành động lực phát triển trên các lĩnh vực. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, đã tạo động lực thúc đẩy sáng tạo, cống hiến, góp phần khích lệ, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua, xây dựng Tiền Giang ngày càng văn minh, hiện đại.THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở MỌI LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG
Nửa nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2020-2025 đã đi qua, Tiền Giang đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng, nhiều chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đã đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, để đạt được chỉ tiêu nghị quyết, chắc chắn cần nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn.
Dự án Đường phát triển Đồng Tháp Mười giai đoạn 1 (gọi tắt là Dự án) là một trong những tuyến đường trọng điểm mà tỉnh Tiền Giang đang tập trung đầu tư.
Những người công nhân từ 2 phía đầu cầu Mỹ Thuận 2 nay đã có thể đối mặt nói chuyện qua khoang cốt thép hở, chờ được đổ bê tông hợp long vào ngày 20-10, nối những hy vọng cho miền Tây phát triển.
Hiện nay, nguồn vật liệu cát khu vực ĐBSCL đang trong tình trạng khan hiếm, giá tăng vọt đã gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng. Hầu hết các nhà thầu đều bị áp lực và ngần ngại tham gia đấu thầu khi nguồn cung của vật liệu cát chưa được cải thiện.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang Trần Văn Bon cho biết, trong năm 2023, địa phương đầu tư trên 795,5 tỷ đồng, triển khai 4 dự án giao thông trọng điểm nhằm kết nối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh như vùng kinh tế - đô thị phía Đông, vùng trung tâm và vùng kinh tế - đô thị phía Tây.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, trong tháng 8-2023, cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, chăn nuôi được phục hồi, sản xuất thủy sản ổn định.
Đến thời điểm này, Tiền Giang là một trong những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công. Hiện các chủ đầu tư đang tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đấu tư công trong những tháng còn lại. Xác định đầu tư công là động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh đã tập trung đôn đốc, chỉ đạo các chủ đầu tư và địa phương tập trung giải ngân vốn đầu tư công.ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN
Qua nửa nhiệm kỳ nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội III Đảng bộ huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nhiều dấu ấn trong phát triển kinh tế - xã hội.NHIỀU ĐIỂM NHẤN
Ngày 25-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh. ABO xin đăng toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang.
Xác định hạ tầng giao thông là một trong những khâu đột phá của nhiệm kỳ, thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từng bước hoàn thiện. Nhiều công trình mang 'ý Đảng, lòng dân' được triển khai và đưa vào sử dụng, góp phần tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang.Nhiều công trình giao thông, đặc biệt là những cây cầu 'nối vui đôi bờ' được tỉnh đầu tư và đưa vào sử dụng đã thỏa lòng mong đợi của người dân. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng tích cực tham gia xây dựng hệ thống giao thông nông thôn. Nhiều công trình mang 'ý Đảng, lòng dân' được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong sự phấn khởi của người dân.NGƯỜI DÂN ĐỒNG THUẬN